Vi phạm Luật gì không khi xâm nhập vào tin nhắn cá nhân FB?

Chủ đề   RSS   
  • #359949 01/12/2014

    phamthao81

    Female
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm Luật gì không khi xâm nhập vào tin nhắn cá nhân FB?

    Cho tôi được hỏi

    tôi bị cá nhân vào trong tin nhắn FB và lấy thông tin những cuộc nói chuyện của tôi với bạn bè

    In thành nhiều bản 

    như vậy cá nhân đó có vi phạm luật xâm phạp thư tín hay tương đương hay không. 

    nếu cá nhân đó pho tô và phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến tôi và cộng đồng thì như thé nfao

    chân thành cám ơn và chờ câu trả lời

     

     
    3723 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #359955   01/12/2014

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    phamthao81 viết:

    Cho tôi được hỏi

    tôi bị cá nhân vào trong tin nhắn FB và lấy thông tin những cuộc nói chuyện của tôi với bạn bè

    In thành nhiều bản 

    như vậy cá nhân đó có vi phạm luật xâm phạp thư tín hay tương đương hay không. 

    nếu cá nhân đó pho tô và phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến tôi và cộng đồng thì như thé nfao

    chân thành cám ơn và chờ câu trả lời

     

    Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì, phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào, mà chỉ có một số quy định như trong Bộ luật Dân sự (Ðiều 38), Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46) quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; thư từ, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật và việc kiểm soát các loại này được thực hiện khi pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Riêng Bộ luật Hình sự (Điều 125) có quy định: Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm.

    Những khiếm khuyết nói trên đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định bí mật đời tư của cá nhân và phạm vi của nó. Điều đáng nói là một khi pháp luật chưa xác định được rõ ràng những khái niệm này thì việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, xử lý các trường hợp được xem là xâm phạm bí mật đời tư không khỏi dẫn đến những tranh cãi, bất nhất, không nghiêm minh.

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |