Vừa qua hàng loạt công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tước giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trong vòng 1-2 tháng. Điều này cho thấy trong thời gian mà giá xăng tăng cao các công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu đã lơ là các quy định mà tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận.
Qua công tác xử lý đến từ lực lượng chức năng cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu. Bên cạnh đó còn có các vi phạm khác được phát hiện và kịp thời xử lý như đảm bảo tình hình quản lý xăng, dầu trong nước.
Cụ thể, rất nhiều cơ sở đầu mối bị tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu các loại xăng, dầu từ vài tháng trở lên. Ngoài ra tại Điều 18 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với tổ chức vi phạm như sau:
Mức phạt thứ nhất: Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đa phần phải vận chuyển logistics bằng tàu, bè vì vậy phải đáp ứng được các điều kiện về cầu cảng chuyên dụng để tiếp nhận tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định. Trường hợp không đáp ứng quy định trên sẽ bị xử phạt hành chính.
Tổ chức kinh doanh xăng dầu không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu nội địa theo quy định. Cụ thể, khi vận chuyển nội địa các cơ sở đầu mối xăng, dầu phải sử dụng xe vận tải chuyên dụng như xe bồn và đáp ứng điều kiện về PCCC.
Khâu cuối cùng là địa điểm tiếp nhận vận chuyển xăng dầu của cơ sở kinh doanh không đáp ứng điều kiện về kho tiếp nhận xăng dầu theo quy định. Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh mặc nhiên sử dụng các kho tiếp nhiên liệu xăng, dầu một cách thô sơ, không đảm bảo an toàn điều này tạo điều kiện cho các sự cố không đáng có xảy ra trong thời tiết nóng bức hiện nay.
Mức phạt thứ hai: Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định hoặc không có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay.
Đối với việc đáp ứng nhiên liệu bay, hiện nay các doanh nghiệp có quy mô lớn mới có thể đầu tư hệ thống phân phối cho loại phương tiện này, việc các nhà kinh doanh nhỏ lẻ khó có thể đáp ứng được điều kiện này vì số tiền đầu tư khá lớn. Dù vậy, các cá nhân, tổ chức vẫn có thể tiếp ứng nhiên liệu cho phương tiện tàu bay bằng nhiều hình thức gây mất an toàn và không đảm bảo quy trình.
Lưu ý: đối với cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt sẽ bằng ½ so với tổ chức.
Qua thực trạng giá xăng, dầu đã bình ổn lại thì cơ quan lực lượng chức năng đã rà soát, xử lý kịp thời và điều chỉnh nghiêm các công ty vi phạm về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Bên cạnh đó còn áp dụng xử phạt bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2020/NĐ-CP.
Trước đó, vào tháng 2, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Việc thanh tra bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu của những doanh nghiệp đầu mối, bao gồm điều kiện phòng cháy chữa cháy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quy định về sở hữu, đồng sở hữu về phương tiện, tàu, kho bể, hệ thống phân phối…
Qua vấn đề trên, các cơ sở kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cần lưu ý trước các vấn đề có liên quan trong quá trình kinh doanh xăng dầu. Tránh cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài, lực lượng chức năng sẽ chấn chỉnh tình hình xuất khẩu xăng dầu và các vấn đề có liên quan trong thời gian sắp tới, vì vậy cơ sở kinh doanh đầu mối xăng dầu mối cũng như các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần chấp hành nghiêm các quy định để tranh bị xử phạt.