Ví dụ về các trường hợp xử l‎ý tài sản bảo đảm

Chủ đề   RSS   
  • #580909 27/02/2022

    Ví dụ về các trường hợp xử l‎ý tài sản bảo đảm

    Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

    3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

    Quy định trên của Bộ luật dân sự 2015 đã đề cập các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm như sau:

    1/ Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý khi đến hạn bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

    Nghĩa vụ được phát sinh trên cơ sở các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng, không đầy nghĩa vụ sẽ gây thiệt hại cho bên có quyền, vì vậy bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ.

    Ví dụ: Trường hợp ông A vay ngân hàng B 2 tỷ đồng, với tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng đất lô đất 100m2 tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hợp đồng tín dụng có ghi nhận thỏa thuận, thời hạn vay là 12 tháng, lãi suất 11%, tiền lãi trả theo từng tháng. Tuy nhiên đã quá hạn trả tiền gốc và lãi, ông A không còn khả năng trả nợ, khi đó ông A không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bạn sẽ bị xử lý bằng cách bán đấu giá. Đây là trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận, thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo quy định.

    2/ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

    Khi xác lập nghĩa vụ các bên có thể thỏa thuận về thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt nghĩa vụ (hủy bỏ giao dịch). Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền xử lý tài sản.

    Ví dụ: trường hợp các bên thỏa thuận về việc sử dụng tài sản vay trong hợp đồng vay đúng mục đích vay. Mặc dù chưa đến hạn trả nợ mà bên vay vi phạm sự thỏa thuận về việc sử dụng khoản tiền vay, bên cho vay có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước hạn. Lúc này, các bên có áp dụng biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm sẽ bị xử lý.Trường hợp pháp luật có quy định về thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Hoặc như khi các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên có quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng, buộc bên có nghĩa vụ phải.thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm.

    3/ Các bên có thể thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

    Ngoài các trường hợp xử lý tài sản trên các bên có quyền xử lý tài sản theo thỏạ thuận mà không phụ thuộc vào yếu tố vi phạm hoặc thời hạn của nghĩa vụ.

    Ví dụ: trường hợp pháp luật quy định tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó theo Điều 300 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

    1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

    Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.”

     
    124 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581791   27/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Ví dụ về các trường hợp xử l‎ý tài sản bảo đảm

    Tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về 3 trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
     
    Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
     
    1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
     
    2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
     
    3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
     
    Bên cạnh đó, Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo về việc xử lý tài sản, vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
    Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
     
    1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
     
    a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
     
    b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
     
    c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
     
    2. Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
     
    Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.
     
    3. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ hoặc được giữ bởi người khác thì văn bản thông báo phải được gửi đồng thời cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ tài sản bảo đảm.
     
    Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì ngoài phương thức thông báo quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể thực hiện bằng phương thức đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
     
    4. Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
     
    Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.
     
    Báo quản trị |