Ví dụ so sánh giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #576622 30/10/2021

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Ví dụ so sánh giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

    Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định, Thông tư quy định cụ thể về hành vi và mức phạt cụ thể;

    Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự;

    Trong đó: 

    Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất;

    Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó.

    Ví dụ đối với hành vi trộm cắp tài sản:

    -  Nếu người thực hiện hành vi được ghi nhận tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) => thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể:

    "Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

    ....".

    Nếu không thuộc các trường hợp trên => thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

    "Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    ..." 

     
    4173 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578260   23/12/2021

    Ví dụ so sánh giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

    Cảm ơn những thông tin hữu ích từ bài viết của bản. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Hy vọng có thể đọc được nhiều bài viết chia sẻ từ bạn!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #578621   28/12/2021

    Ví dụ so sánh giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

    Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự;

    Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó

    Cảm ơn tác giả vì bài viết rất hữu ích

     
    Báo quản trị |  
  • #579711   27/01/2022

    baoquyen1510
    baoquyen1510

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2021
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 985
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Trong thực tế, đối với một số hành vi cụ thể, ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm rất mong manh, khó xác định. Nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề này thì rất dễ dẫn đến trường hợp hình sự hóa hành chính hay hành chính hóa hình sự. Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ các tiêu chí phân biệt và xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm. Cảm ơn tác giả.

     

     
    Báo quản trị |