Thực tế các vụ vỡ nợ xảy ra trong thời gian qua cho thấy, có hai hình thức huy động vốn rất phổ biến hiện nay: Hình thức thứ nhất là góp phường hay còn gọi là chơi hụi, chơi họ, dạng huy động này phát triển mạnh ở vùng nông thôn; dạng thứ hai là vay tiền với lãi suất cao thường gọi là "tín dụng đen", đối tượng "cầm cái" đều là những kẻ có máu mặt…
Những sự tiện lợi như việc vay vốn nhanh, vay bao nhiêu cũng có, lãi suất thỏa thuận mà lại không cần thế chấp tài sản khiến nhiều đối tượng lựa chọn hình thức này để góp vốn làm ăn. Đó cũng chính là lý do khiến cho hình thức "tín dụng đen" này nhanh chóng phát triển, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy.
1001 kiểu đe dọa đòi nợ
Liên tiếp trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ trọng án, nguyên nhân bắt nguồn từ việc đòi nợ bất thành. 10h đêm 7/10, tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, do mâu thuẫn nợ nần, đối tượng Luân (ở Sóc Sơn) dùng dao nhọn đâm vào cổ anh Đặng Ngọc Kiên (30 tuổi, trú tại Bá Hiền, Vĩnh Xuyên, Vĩnh Phúc). Nguyên nhân vụ việc này bắt nguồn từ khoản vay 5 triệu đồng… Sau nhiều lần đòi nợ Kiên không trả, Vĩnh hẹn Kiên vào hồi 21h ngày 7/10 đến thôn Bầu giải quyết, tại đây giữa hai bên đã xảy ra xô xát. Trong lúc thiếu kiềm chế, Luận dùng dao nhọn đâm vào cổ Kiên dẫn đến tử vong.
Cay cú vì "con nợ" không trả tiền, nhiều chủ nợ còn dùng hình thức bắt giữ người trái pháp luật, bắt cóc, cướp hoặc cưỡng đoạt tài sản. Vụ bắt giữ người trái pháp luật xảy ra vào tháng 6/2012 là một ví dụ. Khoảng tháng 4/2011, anh Nguyễn Tùng Lam vay 200 triệu đồng của Huấn. Do Lam không trả được, tháng 12/2011, Huấn cùng một số đối tượng đến nhà đánh chị Tuyết và đập phá tài sản ép anh Lam, chị Tuyết (vợ Lam) phải trả tiền…
Đó chỉ là hai trong nhiều vụ vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn cả nước trong thời gian qua mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc vay nợ “tín dụng đen”.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Công an TP Hà Nội cho biết: Xuất phát từ việc các con nợ chây ỳ, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để bội tín đã gây ra các vụ việc phức tạp về ANTT trên.
Theo quy định của pháp luật, các tội danh quy định ở hành vi này thường là lạm dụng tín nhiệm hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Muốn chứng minh được hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm thì phải có các dấu hiệu như con nợ bội tín, không có khả năng thanh toán và dùng thủ đoạn gian dối để không trả khoản nợ đó. Trong khi đó, việc thu thập chứng cứ để xử lý các vụ án vay mượn “tín dụng đen” rồi chiếm đoạt thường mất nhiều thời gian, công sức? Cơ quan điều tra phải làm rõ việc sử dụng số tiền đã chiếm đoạt được như thế nào, từ đó xác định hành vi phạm tội cũng như việc thu hồi tài sản để trả cho các bị hại. Trong trường hợp chủ nợ đòi rát thì trả rất nhỏ giọt, vay hàng tỷ đồng thì có khi một tháng chỉ trả được vài triệu đồng, thậm chí không trả.
Trong khi đó, có nhiều vụ án được đưa ra truy tố, xét xử nhưng rồi kết quả xử lý không thỏa đáng và không giải tỏa được bức xúc trong nhân dân. Một số vụ án tuyên chỉ là "tuyên hơi", nghĩa là người bị hại không nhận được một khoản tiền nào, trong số tiền đã bị mất. Và bản án của pháp luật dù nghiêm khắc đến đâu thì cũng không giải quyết được bức xúc cho bị hại là thu được tiền.
Một trong số đó phải kể đến vụ án Hoa “gà" do Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ thụ lý. Theo mức án đã tuyên, Hoa phải bồi thường cho các bị hại là 16 tỷ đồng, nhưng số tài sản này đã bị tẩu tán, cơ quan điều tra không thu được. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không thu hồi được tài sản là do thời gian thụ lý hồ sơ quá lâu. Khi củng cố được tài liệu thì quãng thời gian dài, đối tượng đã tẩu tán toàn bộ tài sản.
Thời gian qua, nhiều cuộc tranh cãi của các cơ quan điều tra về củng cố chứng cứ. Thực tế, cơ quan điều tra gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm án: Lừa đảo thì đối tượng bảo là không lừa, chỉ là chiếm dụng vốn của nhau. Khi Công an củng cố đến gốc thì các đối tượng khai đã chuyển giao cho nhiều đối tượng và cuối cùng là không còn tiền. Trong một số trường hợp không thể củng cố được tội danh của đối tượng chủ mưu, đứng sau giật dây.
Vụ vỡ nợ trên 14 tỷ đồng tại huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) là một ví dụ. Khi biết Bình không có khả năng thanh toán, chủ nợ đã đứng ra bảo lãnh cho con nợ đi vay tiền để trả tiền cho chủ nợ. Theo cơ quan điều tra thì đối tượng này đóng vai trò chủ mưu, đồng phạm, nhưng tài liệu chứng cứ đối chiếu với các quy định của pháp luật thì không thể xử lý được… Việc chứng minh đối tượng này đứng ra bảo lãnh việc vay nợ là cực kỳ khó khăn. Vì thế, trong vụ án này, đối tượng Bình phải đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ án.
Một kẽ hở thứ 2 là để truy cứu tội cho vay nặng lãi, phải có các yếu tố như số tiền cho vay và lãi suất cho vay. Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ lâu năm trong công tác điều tra cho biết: Trong những trường hợp như trên, quan điểm của Viện Kiểm sát là chưa cấu thành tội phạm vì đối tượng vẫn hứa hẹn trả tiền cho người bị hại. Nhưng thực tế thì con nợ đã bội ước, thậm chí còn thách thức thích làm gì thì làm. Đây chính là cái không chặt chẽ, dấp dính giữa dân sự và hình sự. Mặt khác, quan điểm của các cơ quan pháp luật không hình sự hóa các vấn đề dân sự. Vận dụng kiểu gì là do ý chí của các nhà thi hành pháp luật. Ngoài việc không thực hiện đúng hợp đồng thì phải có biểu hiện gian dối, lẩn tránh. Thế nên đối tượng không trốn, với số tiền là vài tỷ đồng, thi thoảng trả nợ nhỏ giọt… để lại sau đó là những hệ quả khôn lường.
Thiệt đơn, thiệt kép
Đó còn chưa kể đến việc giải quyết theo tố tụng dân sự, các chế tài xử lý gần như không có tình khả thi, dẫn đến tình trạng là các "con nợ" coi thường, không tuân thủ các bản án. Các bản án dân sự xử hết cấp nọ đến cấp kia, có vụ án kéo dài đến 2-3 năm mà không mang lại kết quả. Vì thế, khi hướng dẫn ra toà dân sự thì người đứng đơn rất ngại. Phần khác, theo quy định của tố tụng dân sự, khi khởi kiện ra toà về tranh chấp tài sản thì tòa án nơi tiếp nhận đơn phải truy thu án phí dân sự trên trị giá tài sản tranh chấp. Đây là một số tiền rất lớn so với điều kiện thực tế của những người đứng đơn, họ đang bị lừa hàng tỷ đồng. Cứ tính ra tiền án phí là thu trước, thì mới xử… Đây là vấn đề bất hợp lý, gây rất nhiều khó khăn.
Những vụ án có xử lý xong thì việc thi hành cũng không phải dễ dàng, các chủ nợ vì thế "thiệt đơn, thiệt kép" đối tượng vay tiền đâu còn để trả. Có trường hợp khi tòa dân sự yêu cầu nộp tiền thì họ rút đơn kiện luôn vì không đủ tiền để nộp phí. Vì thế, khi cơ quan điều tra hướng dẫn ra tòa án dân sự, họ không khởi kiện, mà thuê các đối tượng ở bên ngoài xiết nợ và thế là từ chủ nợ, họ trở thành bị can trong các vụ án. Trong các trường hợp này, người đi thuê trở thành đối tượng đóng vai trò chủ mưu.
Để tránh các trường hợp trên, những người có tiền cho vay phải cảnh giác, trước khi quyết định cho vay tiền phải tìm hiểu kỹ các đối tác, xem khả năng tài chính như thế nào, mục đích mượn tiền để làm gì. Nếu khả năng, năng lực tài chính có thể thanh, quyết toán món vay đúng theo hợp đồng thì cho vay.
Trong trường hợp các đối tượng đưa ra mức lãi suất càng cao thì càng phải chú ý, đừng quá tham lam, nhìn thấy mối lợi trước mắt quên mất thiệt hại lâu dài mà mình phải gánh chịu. Những bài học này rất cũ nhưng không phải lạc hậu. Bởi các "kịch bản" như hụi họ trước đây và bây giờ là vay lãi “tín đụng đen” đều là hình thức câu nhử bằng lãi suất cao nên khi "chết" thường “chết” cả dây. Bởi các chủ nợ không chỉ sử dụng tiền của mình, còn lôi kéo rất nhiều người khác tham gia. Và vì "ngồi mát vẫn ăn bát vàng" nên nhiều người vẫn dính vào vòng luẩn quẩn đó. Việc thiết lập các hợp đồng về mặt pháp lý (có chứng nhận của phòng công chứng, đảm bảo các quy định chặt chẽ về pháp lý) đây là cửa ải giúp người cho vay tiền quyết định nên cho vay hay không.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp cần phải hành xử theo đúng pháp luật, không được tự ý xử lý các vấn đề. Về phía các con nợ trong khả năng của mình cần phải thanh toán một phần tiền để trả lại cho các chủ nợ, tránh gây tâm lý bức xúc cho các chủ nợ.
Theo: cand.com.vn
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.