về việc đã lở nhận tiền cọc bán nhà

Chủ đề   RSS   
  • #385297 27/05/2015

    về việc đã lở nhận tiền cọc bán nhà

    Bạn tôi, chị A  bán 1 căn nhà,đã nhận tiền cọc của người mua.Nhưng sau đó vì các người em có tranhy chấp không cho bán (nguyên do căn nhà này trước đây cha mẹ mua,để tên một trong các người em đứng tên sở hữu chủ là chị B,sau đó vì nhu cầu của chị A nên chị B chuyển tên cho chị A đứng tên làm chủ căn nhà.Những người khác đều đồng tình nhưng không có giấy tò gì xác nhận.Nay vì nhận thấy việc bán cái nhà này là sai đối với tình cảm gia đình nên chị A không bán nhà nữa.Vậy xin hỏi luật sư chị A có thể trả lại tiền cọc cho người mua không?,nếu bên mua đòi hỏi phài bồi thường thì phải làm sao?.Chị A đang rất nghèo khổ.Xin luật sư tư vấn để làm sao chị A có thể trả lại tiền cocjcho bên mua một cách êm đẹp.Nếu bên mua cố tình đòi bồi thường,ra tòa thì chị A phải làm gì để tránh bị bồi thường?Rất mong luật sư tư vấn sớm,nếu có thể xin gởi trả lời trực tiếp theo địa chỉ e mail của tôi (nguyenthanhbien1945@yahoo.com).Chân thành cám ơn sự tư vấn của luật sư và xin được trả lời sơm cho.

     
    3028 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #385450   28/05/2015

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Nếu hợp đồng đặt cọc đó bị vô hiệu thì các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận có nghĩa là bên nhận tiền đặt cọc trả lại số tiền đặt cọc đã nhận (việc vô hiệu của hợp đồng có rất nhiều lý do)

    Nếu hợp đồng đó có hiệu lực pháp luật thì bên nhận đặt cọc không bán nữa sẽ phải chịu nghĩa vụ phạt cọc như đã cam kết.

    Vào từng vụ việc cụ thể đối với các tình tiết cụ thể các bên mới có thể thương lượng với nhau sao cho phù hợp. Nếu không thống nhất thì đây coi như là có tranh chấp và các bên có quyền khởi kiện đến tòa án, chỉ khi nào bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật mới xác định được hợp đồng đó có hiệu lực hay không?

    Việc hòa giải là xuyên suốt trong quá trình giải quyết kể cả khi tòa án đã mở phiên tòa, tôi khuyên các bên nên hòa giải với nhau

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com