Bạn hỏi như vậy thì có nghĩa là hai bên không thỏa thuận về việc phạt vi phạm như thế nào rồi. Vậy, theo Điều 358
BLDS thì:
- Nếu việc đặt cọc được lập thành văn bản, thì bạn có quyền bán cho người khác và số tiền đặt cọc thuộc về bạn.
- Nếu chỉ là hợp đồng miệng với nhau thì bạn cũng có quyền bán cho người khác, nhưng phải trả lại tiền cọc vì hợp đồng đặt cọc đó vô hiệu.
Điều 358. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Cập nhật bởi admin ngày 03/09/2010 10:03:37 AM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!