Về vấn đề đại diện theo pháp luật.

Chủ đề   RSS   
  • #72187 07/12/2010

    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Về vấn đề đại diện theo pháp luật.

    Các bạn thân mến. hôm qua em học luật dân sự được nghe một bạn nêu lên một quan điểm rất mới của mình về vấn đề đại diện theo pháp luật. vì vậy hôm nay mạn phép cho em được nêu lên đây rất mong mọi người cho ý kiến.

    Trong luật dân sự về vấn đề đại diện theo pháp luật, thì bộ luật chưa có chế định nào về người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự. theo điều 141 BLDS thì chỉ có người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi mà thôi. vậy người bị mất năng lực hành vi thì sao?

    Thứ hai bộ luật cũng chưa có quy định cụ thể về phạm vi đại diện cho người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi. bởi vì ví dụ như một người vì nghiện rượu dẫn tới phá tán tài sản...mà bị hạn chế năng lực hành vi.

    Tuy nhiên người đó vẫn có khả năng nhận thức và trong một số giao dịch thì vẫn có thể tự mình xác lập. vậy phạm vi đại diện của người đại diện cho họ đến đâu???

    Một số suy nghĩ của chính bản thân mình, rất mong mọi người cùng góp ý để cho luật Việt càng hoàn thiện thêm nhé!
    Thân!
     
    8642 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #72455   09/12/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    @hanghell

    theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 58 thì người bị mất năng lực hành vi dân sự có sẽ có người đại diện.
    theo quy định tại khoản 2 điều 141 thì người đại diện theo pháp luật bao gồm cả người giám hộ đối với người được giám hộ.
    vì thế, câu khẳng định của bạn: "Trong luật dân sự về vấn đề đại diện theo pháp luật, thì bộ luật chưa có chế định nào về người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự. theo điều 141 BLDS thì chỉ có người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi mà thôi. vậy người bị mất năng lực hành vi thì sao?"
    câu này của bạn là chưa chính xác.
    thân

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #72456   09/12/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Mình đồng ý với ý kiến của hangxinxan,
    Xin bổ sung thêm một ý nữa: tại khoản 2, Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005, Phạm vi đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do Tòa án quyết định khi tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy là luật cũng đã có quy định rồi chứ không phải là chưa đề cập tới.

        2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
        Thân.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #72605   09/12/2010

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    xin cảm ơn hai bạn hangxinhxan và chaulevan đã góp ý.
    nhưng bạn hangxinhxan ơi, theo tôi thì bạn trích điều 58 BLDS để nói là rằng người bị mất năng lực hành vi dân sự cũng có người đại diện là không đúng. bởi vì đây là người giám hộ không phải người đại diện theo pháp luật vì hai chế định này là khác nhau.
    đúng là pháp luật vẫn có những quy định cho người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự. ví dụ khoản 3 điều 68 quyền của người giám hộ BLDS: "đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người được giám hộ".
    khoản 2 điều 22 BLDS quy định: "giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện".
    tuy nhiên dường như trong chế định đại diện theo pháp luật thì những điều này quy định một cách không rõ ràng. ví dụ như điều 141 nói người đại diện theo pháp luật bao gồm:
    - người giám hộ đối với người được giám hộ.??
    - những người khác theo quy định của pháp luậ
    t. vậy những trường hợp pháp luật quy đinh ở đây là ai?
    mặt khác thì điều này quy định người giám hộ đối với người bị hạn chế năng lực hành vi mà không có quy định cho người bị mất năng lực hành vi. và chỉ nêu một cách chung chung.
    * mặt khác điều quan trọng mình muốn nói ở đây là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự so với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn có ý chí riêng của mình trong một số giao dịch vẫn có thể tự thực hiện nhưng lại không có quy định riêng nào cả.
    bạn nào có thể cho ý kiến để làm rõ hơn vấn đề này giúp mình với.
     
    Báo quản trị |  
  • #282455   21/08/2013

    tuantobe
    tuantobe

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2011
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    mình xin trả lời bạn như sau:

    1. Đối với người mất năng lực hành vi thì đã có người giám hộ => Trường hợp người giám hộ đối với người được giám hộ được coi là người đại diện theo pháp luật , quy định tại khoản 2- Điều 141 rồi=> người mất năng lực hành vi có người đại diện ( chính là người giám hộ)

    2. Phạm vi đại diện đối của người đại diện theo PL  với người hạn chế năng lực hành vi sẽ do tòa quyết định, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người đó mà người đó có thể tự mình xác lập, thực hiện.

    Nguyễn Văn Tuân

    SĐT: 096.653.9886

     
    Báo quản trị |