Chào bạn.
Theo luật dân sự:
Điều 69. Quản lý tài sản của người được giám hộ
2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
Tuy nhiên:
Điều 59. Giám sát việc giám hộ
1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.
Như vậy, nếu người giám sát vắng mặt thì người giám hộ không thể hỏi ý kiến người giám sát được chứ không phải là không hỏi ý kiến.
Người giám hộ có quyền giao kết giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ. Người giám sát không có mặt để "giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ" là lỗi của người giám sát.
Tất nhiên là có thể có quan điểm khác.