Về Phòng vệ chính đáng - Luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #500128 20/08/2018

    Về Phòng vệ chính đáng - Luật hình sự

    Chào luật sư. Nhờ Luật sư tư vấn giúp.

    Vào ngày 03/8/2018 vừa rồi. Anh trai tôi đang trên đường đi về nhà. Thì có một người đàn ông đã nhậu say, đi ra chặn đường anh tôi xin tiền. Anh Tôi im lặng không nói gì và tiếp tục đi.

    Người đàn ông bỗng nhiên chạy tới đánh anh tôi và chửi anh toi là xem thường Ông ta.

    Anh ta bỏ chạy, thì người đàn ông đó rượt theo rút dao thái lan nhào vào đâm anh tôi. Anh tôi né kịp và bị trúng cánh tay chãy máu. Anh tôi bỏ chạy và bị người đàn ông đó rượt theo đến ngõ cụt. Anh tôi và người đàn ông đó đối diện nhau. Anh tôi không còn cách nào bèn quay lại chống trả người đàn ông đó. Giựt được con dao của người đàn ông đó. Anh tôi do hoảng sợ nên đã đâm liên tiếp vào người đàn ông đó. làm ông ta chết.

    Xin Luật sư tư vấn giúp. Anh tôi có bị phạm tội không? có được xét miễm trách nhiệm hình sự vì phòng vệ không?

    Xin cám ơn!

     
    3591 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500327   23/08/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Điều 22 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về phòng vệ chính đáng, ta có:

    “Điều 22. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.

    Theo đó, khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tủ các yếu tố:

    Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).

    Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm.

    Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, khi anh bạn bỏ chạy và bị người đàn ông đó rượt theo đến ngõ cụt, anh bạn không còn cách nào bèn quay lại chống trả người đàn ông đó, giựt được con dao của người đàn ông đó; anh bạn do hoảng sợ nên đã đâm liên tiếp vào người đàn ông đó làm ông ta chết. Do vậy, trong trường hợp của anh bạn thì anh bạn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì khi anh bạn giựt được con dao từ người đàn ông đó thì hành vi đam liên tiếp vào người đàn ông đó không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Điều 136 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm”.

    Như vậy, anh bạn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người, do vậy anh bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, bị phạt tù từ 01 năm 03 năm.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #501590   07/09/2018

    HocVienTuPhap
    HocVienTuPhap

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 105
    Được cảm ơn 21 lần


    Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    Do anh trai bạn bị người đàn ông cầm dao rượt đuổi theo mặc dù  anh bạn đã cố chạy nhưng người đàn ông say rượu vẫn rượt đuổi. Lúc đối mặt giữa anh trai bạn và người đàn ông say rượu bạn chưa thể hiện được người đàn ông có hành vi đe dọa hay đã tấn công anh trai bạn.

    Do đó, nếu người đàn ông say rượu có hành vi tấn công anh trai bạn trong ngõ, anh trai bạn đã dùng dao đâm chết người đàn ông kia hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (theo điều 126 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017). Tại khoản 1 điều luật trên quy định như sau:

    “1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Hoặc phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại điều125 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tại khoản 1 điều luật này quy định như sau:

     “1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Còn nếu anh trai bạn chỉ chạy vào ngõ cụt và người đàn ông kia chưa có hành vi tấn công hay đe dọa tấn công, anh trai bạn đã tấn công người đàn ông say rượu kia trước. Trong trường hợp này, anh trai bạn đã phạm tội giết người theo quy định tại điều 123 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi.

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798/ 0924.848.535. Luật sư - Hãng luật Đại An Phát. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://luatdaianphat.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.