Về HĐLĐ và Thoả thuận lao động

Chủ đề   RSS   
  • #511842 08/01/2019

    nguyenmaukinh82

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về HĐLĐ và Thoả thuận lao động

    Kính gửi Luật sư Tôi là người lao động tại một doanh nghiệp. Khi vào nhận việc chính thức tại công ty, công ty cho NLĐ kí 1 HĐLĐ 8h/ngày, đồng thời yêu cầu nhân viên kí kết thêm 1 Thoả thuận lao động với thời gian làm việc là 12h/ngày và bắt nhân viên phải thực hiện theo Thoả thuận lao động này. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Việc công ty tôi bắt buộc nhân viên phải làm việc theo Thoả thuận lai động 12h/ngày trong 26 ngày/tháng là có đúng không? Rất mong nhận được sự phản hồi sớm từ Luật sư Trân trọng cảm ơn
     
    6665 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511852   08/01/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo Bộ luật lao động 2012 quy định:

    Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

    1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Điều 106. Làm thêm giờ

    1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

    2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được sự đồng ý của người lao động;

    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

    c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

    Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt

    Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

    1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

    2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa”.

    Căn cứ vào quy định trên thì thời gian làm việc bình thường của bạn là 8h/ngày (theo HĐLĐ) còn thời gian 12h/ngày theo thỏa thuận lao động là thời gian làm thêm giờ. Theo đó thời gian làm thêm giờ phải đảm bảo yêu cầu sau:

    + Được sự đồng ý của người lao động.

    + Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày (4 giờ).

    Như vậy, trường hợp công ty bạn yêu cầu làm thêm giờ trái quy định do pháp luật quy định ở trên thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

    4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này”.

    Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #511890   09/01/2019

    freshmanyear270
    freshmanyear270

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    Xin bổ sung thêm là quy định thời gian làm việc ttong Thỏa ước lao động của công ty bạn đã vi phạm quy định pháp luật lao động (dựa trên ý kiến của Luật sư), và vì vậy:

    Điều 78. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu

    1. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.

    2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;

    b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;

    c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.

     

    Thỏa ước lao động của công ty bạn có thể bị tuyên vô hiệu bạn nhé.

     

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;