Vay tiền mặt 590.000.000 tránh mặt, trả chậm, không đúng hẹn

Chủ đề   RSS   
  • #291236 13/10/2013

    Vay tiền mặt 590.000.000 tránh mặt, trả chậm, không đúng hẹn

    Kính gửi luật sư, xin được tư vấn!

    Chị Đinh Thị Hồng Lam, sinh ngày 16/06/1982 vay của tôi như sau:

    1.      Tháng 4/2012 chị Lam có thoả thuận vay 170.000.000đ hẹn cuối năm trả hết gốc và lãi với lãi xuất 10.000.000/1tháng

    2.      Đầu tháng 10/2012 vay tiếp 100.000.000đ với lãi xuất 6%/ tháng

    3.      Cuối tháng 10/2012 vay tiếp 120.000.000đ với lãi xuất 6%/ tháng và muợn thêm 50.000.000đ

    4.      Tháng 11/2012 vay tiếp 100.000.000đ với lãi xuất 6%/tháng

    5.      Tháng 1/2013 trả 70.000.000đ

    6.      Tháng 6/2013 trả 10.000.000đ

    7.      Tháng 7/2013 trả 10.000.000đ

    8.      Muợn bộ nữ trang kim loại quý đi cầm đồ tính gọn lại: 50.000.000đ

    Tổng cộng từ tháng 4/2012 đến nay:

    Vay: 590.000.000đ

    Trả: 90.000.000đ

    Hiện nay chị Lam tránh mặt và chưa muốn gặp tôi với lý do làm ăn tiêu pha hết tiền

    Nguyện vọng 1: Nhận ngay lại từ Lam 1 lần bằng tiền mặt toàn bộ số tiền đã cho vay: 500.000.000đ

    Nguyện vọng 2: Gặp lại Lam, có thái độ thiện chí với việc trả nợ, thoả thuận và cam kết lại hình thức, số đợt, số tiền trả nợ theo ngày từng đợt có xác nhận của chính quyền địa phương, công an hoặc người thân của Lam nơi cư trú.

     

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 24/10/2013 10:28:00 SA sửa in đậm tòa bài
     
    5378 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #291276   13/10/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Bạn nên lấy nguyên vọng 1

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #292680   22/10/2013

    Chào luật sư Ngô Thế Thêm!

     

    Theo như tôi tìm hiểu tất cả mọi người và cho người theo dõi thì những đồng tiền chị Lam vay tôi sử dụng vào việc khác và rất khác so với những gì chị nói lý do vay lúc đầu

     

    1. Việc tôi cho vay lãi với lãi xuất như vậy nếu khi xảy ra khởi tố người vay người thì tôi đã vi phạm gì không?

     

    1. Giấy thoả thuận viết tay giữa 2 người có giá trị pháp lý nhưng thế nào trong trường hợp chị Lam không có khả năng trả nợ mà chúng tôi phải kiện?

     

    1. Hiện tài sản và công việc của chị Lam không tốt nên khả năng trả nợ rất ít và được ít. Tôi muốn chị Lam viết lại giấy vay tiền và có xác nhận của UBND phường chị Lam đăng ký HKTT, UBND phường có xác nhận giúp không?

     

    1. Trường hợp chị Lam không về gặp tôi hoặc về mà không chịu lên UBND phường xác nhận thì công an có thể giúp gì tôi trong việc triệu tập chị Lam để viết giấy và xác nhận không?

     

    Tha thiết kính mong luật sư tư vấn!

     
    Báo quản trị |  
  • #308439   06/02/2014

    dang090909
    dang090909

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/02/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi từng bị như chị và có một chút kinh nghiệm như sau :

    1) cho vay quá 10  lần lãi suất ngân hàng nhà nước qui định thì mới bị khởi tố (còn tùy vào tiền lãi nhận được là bao nhiêu) ,bây giờ LSNHNN là 0.6 % / tháng ,bạn cho vay 6 % là chấp nhận được .

    2) còn về giấy vay tiền thì có chữ ký của người vay là được ,nếu giấy này bên vay tự viết hoặc điểm chỉ thì càng tốt (điều này Tôi sẽ giải thích sau)

    3) cả 2 nguyện vọng của bạn đều trượt hay nói cách khác là hy vọng mỏng manh,tùy lòng hảo tâm của kẻ vay

    Cách duy nhất của bạn lúc này là rình thời cơ ,chờ cơ hội :

    4) nếu phát hiện tài sản chính chủ có giá trị là của bên vay  (như đứng tên nhà ,xe hơi xịn )thì đưa đơn kiện ra tòa dân sự liền (bắt đầu từ CA phường xã) nhằm tránh đối phương tẩu tán tài sản .Tòa chắc chắn sẽ xử bạn thắng và kê biên tài sản đó để thu hồi lại .nhớ là gởi đơn ngăn chặn chuyển tên QSH tài sản tới tất cả các cơ quan có khả năng chuyển tên QSH tài sản đó , ví dụ đối với nhà đất là phòng tài nguyên môi trường quận,huyện...

    5) Người quỵt nợ có tâm lí sợ đi tù ,nếu bạn có cơ hội cho họ đi tù thì hãy làm ngay thì lúc đó họ mới có "thiện chí " trả nợ cho bạn .Luật hình sự  siêu thông thái VN điều 140 qui định người nào LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TS mà phạm phải 1 trong 3 điều sau mới bị đi tù hay nói cách khác là bị khởi tố : gian dối,bỏ trốn,sử dụng vốn vay vào việc phạm pháp (như đá gà,đánh đề...) mà 3 cái này thì hầu như không ai chứng mình được trừ lòng hảo tâm của ...CA .Do đó bạn phải rình chờ cơ hội đưa đối phương vào tù là vậy,cũng có 1 số cách như sau :

    5.1 Nếu đối phương có máu mặt ,chây ì không bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì thua ,bạn đợi đến khi họ vay phải người cho vay có máu mặt hơn bạn và tất nhiên là họ phải bỏ trốn (để tránh bị xử trước khi PL xử) thì bạn đem đơn tố cáo  nộp CA,viện kiểm sát liền (lưu ý thời gian sự việc không quá 5 năm) .Lúc đó người vay đã hoàn thành tội LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TS như pL VN qui định và bị khởi tố .lúc đó nếu không tự thỏa thuận được với bạn thì chắc chắn đi tù

    5.2 còn một cách nữa cũng có khả năng thu hồi nợ cao là khi bạn phát hiện họ có TS đứng tên chính chủ và thưa ra tòa án dân sự và ra đó mà họ chối bỏ không nhận "tờ giấy hợp đồng vay nợ" thì khi đó bạn trưng cầu giám định chữ viết,chữ kí hoặc vân tay thì khi đó đối phương đã vướng vào vòng lao lí vì vướng vào 2 chữ "gian dối" mà PL VN qui định rồi. chúc bạn thành công ,còn riêng tui vẫn đợi dài cổ vì hình như hắn cũng lên mạng và vào mục này thì phải .

     

     
    Báo quản trị |  
  • #308551   08/02/2014

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    1. Lãi suất 6%/tháng là vượt quá quy định của BLDS. BLDS quy định mức lãi suất không vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản do NHNN ban hành. 

    Còn đối với xét xem vi phạm đó có phải là vi phạm hình sự hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

               + Cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên (ko vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản mà NHNN ban hành x 10 lần).

                Bạn cho vay 6%/tháng, như vậy, 1 năm thì lãi suất cho vay của bạn là 6x12= 72%.

               Thời điểm bạn cho vay, lãi suất cơ bản do NHNN ban hành vẫn là 9%/năm. theo quy định mức tối đa lãi suất bạn được áp dụng là 1,5x9%/năm = 13,5%/năm.

                + có tính chất chuyên bóc lột ( xác định như: Bạn cho vay nặng lãi có tính chất chuyên nghiệp, lấy đó là nguồn thu nhập chính....)

    2. Nó được coi là chứng cứ chứng minh việc bà Lam vi phạm nghĩa vụ trả nợ đối với chị (quá thời hạn đã cam kết nhưng không trả).

    3. Phường chỉ có chức năng là chứng thực chữ ký là đúng trong giấy vay nợ chứ không chứng thực giao dịch vay giữa hai người. Thường thì tùy từng địa phương trong việc phân thẩm quyền công chứng, chứng thực. Chị có thể ra văn phòng công chứng để làm một hợp đồng vay nợ có công chứng thì tiện lợi hơn.

    4. Hiện tại quan hệ vay nợ giữa hai người là quan hệ dân sự. Nên nếu chị có nhờ công an can thiệp thì họ cũng ko có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Và cũng không phải là công an thích triệu tập ai lên là có thể triệu tập được. 

    Chỉ khi nào chị chứng minh được việc chị Lam vay tiền chị vào mục đích bất hợp pháp (đánh bạc, cho vay nặng lãi....) làm mất khả năng chi trả hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó thì vụ việc của chị mới có dấu hiệu hình sự.

    Nếu họ bỏ đi để làm ăn mục đích lấy tiền trả nợ chị hoặc để tránh việc có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.... của gia đình, người thân mà không phải nhằm chiếm đoạt số tiền đã nợ thì không có dấu hiệu hình sự.

    Còn về việc nguyện vọng của chị thì theo ý kiến của tôi, cứ lấy được tiền nợ là tốt, không nhất thiết là phải lấy một lần. Vì như chị nói, người đó đã không còn khả năng trả nợ, chỉ trả được một ít thì có đòi người ta trả 1 lần người ta cũng không có trả.

    Nếu chị thấy người đó có tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì nên khởi kiện dân sự ra tòa, yêu cầu trả nợ theo quy định của pháp luật.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |