Vay tiền cầm sổ đỏ

Chủ đề   RSS   
  • #523082 11/07/2019

    Tienpham211188

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay tiền cầm sổ đỏ

    Chào luật sư. Cách đây 5 năm.gia đình tôi có vay bên Hợp Tác Xã 60 triệu,và có ký giấy ủy quyền. Trong thời gian đó,HTX cầm sổ của chúng tôi đi vay bên liên minh HTX với số tiền không rõ. Chúng tôi đã nhiều lần lên trả tiền nhưng bên HTX không chịu trả sổ. Hiện liên minh HTX đang đòi tiền bên HTX vì HTX không có khả năng trả nợ. Vậy bây giờ gia đình chúng tôi làm thế nào để lấy lại sổ. Xin nhờ luật sư tư vấn ak. Thanks.
     
    1686 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tienpham211188 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #523096   12/07/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo như bạn trình bày, cách đây 5 năm gia đình bạn có vay bên Hợp Tác Xã 60 triệu và có ký giấy ủy quyền. Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Do bạn không cung cấp thông tin về việc trong hợp đồng vay tiền này có tính lãi suất và nêu rõ thời hạn trả tiền không và hình thức trả tiền sẽ trả 1 lần hay trả dần. Tuy nhiên, trong thời gian đó, HTX cầm sổ của gia đình bạn đi vay bên liên minh HTX với số tiền không rõ. Gia đình bạn đã nhiều lần lên trả tiền nhưng bên HTX không chịu trả sổ. Như vậy,  bạn đã thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay của mình đồng thời HTX cũng đã thế chấp sổ của gia đình bạn đi vay bên liên minh HTX.

    Với trường hợp của bạn nếu gia đình khẳng định việc vay và các giấy tờ thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ cho khoản vay của HTX, khi đó HTX cũng thế chấp liên minh HTX để đảm bảo khoản vay của bạn. Lợi dụng điều này, HTX sẽ cầm sổ đỏ đi vay, có thể vay mười nhưng chỉ đưa cho gia đình bạn một - hai. Theo Điều 117 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định:“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

    Bạn sẽ khởi kiện yêu cầu tuyên tố giao dịch thế chấp vô hiệu căn cứ theo Điều 127 “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.

    Với khả năng này bạn cần khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hiệu lực, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu. Khi Hợp đồng thế chấp vô hiệu thì đồng nghĩa tài sản của gia đình bạn không đảm bảo khoản vay, không thể bị phát mại.

    Trường hợp nếu ý chí của gia đình bạn đã đồng ý cho Hợp tác xã mang sổ đổ đi thế chấp thể hiện qua việc ký giấy tờ thì việc kiện hủy hợp đồng thế chấp là không có căn cứ. Trường hợp này, khi phía bên cho vay là liên minh Hợp tác xã khởi kiện ra tòa, bản án hoặc quyết định của Tòa án tuyên buộc người nợ tiền là Hợp tác xã phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ mà Hợp tác xã không tự nguyện hoàn trả và khi có đơn yêu cầu thi hành án thì gia đình bạn có thể bị kê biên tài sản để cưỡng chế thi hành án.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/07/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.