Vay tiền

Chủ đề   RSS   
  • #192941 11/06/2012

    vietdng

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vay tiền

    Kính chào luật sư
    Cho Em hoi su việc như thế này, Cha mẹ vợ co vay người ta một số tiền (nhưng vợ chồng chúng tôi hoàng toàn không hay biết). Nhưng nay không có khả năng trả và đã bỏ trốn. Bây giờ người ta đến nhà chúng tôi đòi nợ. Vậy xin luật sư tư vấn giúp cho. Xin chân thành cảm ơn
     
    6188 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #192944   11/06/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Việc vay nợ giữa cha mẹ vợ của bạn với người khác là giao dịch dân sự không liên quan với gia đình bạn. Những người chủ nợ có quyền yêu cầu cha mẹ vợ bạn trả tiền, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Hiện cha mẹ vợ của bạn đã bỏ trốn vì thế việc xác minh làm rõ quan hệ cho vay rất khó cũng như là phức tạp thêm vấn đề. Vợ chồng bạn không liên quan cũng như liên đới chịu trách nhiệm nếu mình không biết, không tham gia hoặc chung khoản vay của cha mẹ vợ bạn. Nếu gia đình bạn bị những người chủ nợ kia gây sự một cách vô lý thì bạn có quyền trình báo sự việc và đề nghị Cơ quan công an can thiệp, bảo vệ.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LUATSUNGUYEN vì bài viết hữu ích
    vietdng (11/06/2012) napoliong (04/10/2012)
  • #192945   11/06/2012

    vietdng
    vietdng

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn Luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #193662   14/06/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    chào bạn

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #196177   24/06/2012

    Xin hỏi luật sư? 

    nhưng yếu tố nào để xác định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vay nợ không trả?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #196178   24/06/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Bạn tham khảo: Điều 139 BLHS. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

     

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Tái phạm nguy hiểm;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
     

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #196194   24/06/2012

    cám ơn luật sư rất nhiều.  

    Ý tôi muốn hỏi là những hành vi cụ thể nào trong việc vay nợ không trả thì vi phạm vào điều luật 139 BLHS này?

    Kính mong luật sư giúp đỡ

     
    Báo quản trị |  
  • #196238   24/06/2012

    lethanhbinhqk4
    lethanhbinhqk4

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 8 lần


    Tôi nghĩ rằng, câu hỏi của bạn không chuẩn lắm nên khó trả lời. Tôi xin đưa ra 03 trường hợp: (1) Hoặc đơn giản chỉ là giao dịch dân sự; (2) Hoặc là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và (3) Hoặc là phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoo tài sản, như sau:

    1. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấp dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, bố mẹ vợ của bạn vay tiền của người ta là một giao dịch dân sự, nếu không rơi vào một trong hai trường hợp sau đây.

    2. Phạm tội Lừađảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    Trong trường hợp mà bạn nêu trên, nếu khi vay tiền, bố mẹ vợ của bạn đã có ý định chiếm đoạt tài sản của người ta nên cố tình mượn cớ này, cớ kia (mà những cái cớ này ko có trên thực tế) để được người ta giao tiền, thì phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như Luật sư đã trả lời ở trên (Điều 139 BLHS).

    3. Phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

    Trong trường hợp khi vay tiền, bố mẹ vợ bạn không có ý định chiếm đoạt, không có thủ đoạn gian dối (giao dịch dân sự hợp pháp) nhưng sau đó bỏ trốn để không trả nợ (sau đó  mới có ý định và mới thực hiện hành vi chiếm đoạt) thì bố mẹ vợ bạn phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tất nhiên, hành vi đó phả
    thỏa mãn dấu hiêụ: số tiền bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

     

    TÔN TRỌNG VÀ KHÔNG TỪ CHỐI CÔNG LÝ!

    Thạc sỹ Luật học Lê Thanh Bình

    ĐT: 0982.088.589 - 0165.921.5555

    Email: lethanhbinhqk4@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869