vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #427408 12/06/2016

    nguyentruong0892

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?

    luật sư cho mình hỏi một người có hành vi cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?

     

     

     
    4119 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #430172   08/07/2016

    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

    Theo điều 163 Bộ luật hình sự có quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

    "1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2.  Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

    3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

    Như vậy, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

    - Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 476 Bộ Luật Dân sự về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.

    Ví dụ: Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cao nhất đối với cho vay tiền Việt Nam (đồng) kỳ hạn 3 tháng là 1%/tháng, lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận là 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 1,5%/tháng thì hành vi cho vay tiền (VN Đồng) kỳ hạn 3 tháng với mức lãi trên 15%/tháng (gấp từ 10 lần mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép trở lên) sẽ bị coi là cho vay lãi nặng.

    - Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

    Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

    CV. Hà Hằng

     

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #430182   08/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    hainguyenlaw viết:

    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

    Theo điều 163 Bộ luật hình sự có quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

    "1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

     

    Ví dụ: Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cao nhất đối với cho vay tiền Việt Nam (đồng) kỳ hạn 3 tháng là 1%/tháng, lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận là 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 1,5%/tháng thì hành vi cho vay tiền (VN Đồng) kỳ hạn 3 tháng với mức lãi trên 15%/tháng (gấp từ 10 lần mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép trở lên) sẽ bị coi là cho vay lãi nặng.

    Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự

    CV. Hà Hằng

    Chào bạn.

    Tôi có đọc một số bản án liên quan đến vấn đề này thì thấy cách tính của họ có khác so với ví dụ của bạn. Lấy ví dụ trên của bạn thì chỉ phạm tội khi cho vay "với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên"  nên trong ví dụ của bạn chỉ bằng "mười lần trở lên" nên chưa phạm tội. Không hiểu là tôi hiểu đúng hay không nên mong là nhận được sự trao đổi của bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #430375   10/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Dấu hiệu để định tội cho vay nặng lãi theo điều 163 BLHS gồm :

    1/- Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên.

    2/- Cho vay có tính chất chuyên bóc lột.

    Phân tích dấu hiệu thứ nhất, ta thấy dấu hiệu này có 2 phần, phần thứ nhất trả lời cho câu hỏi "lãi suất cho vay cao hơn cái gì ?" Trả lời : "cao hơn lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định" và phần thứ hai trả lời cho câu hỏi "cao hơn bao nhiêu mới bị tội cho vay nặng lãi ?" Trả lời "cao hơn từ mười lần trở lên". Dấu hiệu thứ nhất được  biễu diễn theo toán học : lãi suất cho vay ≥  (bằng hoặc lớn hơn) lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định x 10.

    Ví dụ : giả sử lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng tại thời điểm này là 0,6%/tháng => mức lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định đối với cá nhân cho vay là 0,6% x 150% = 0,9%/tháng (điều 476 BLDS 2005) => cho vay từ 0,9% x 10 =  9%/tháng (từ mười lần mức lãi suất cao nhất) trở lên là thỏa mãn dấu hiệu thứ 1 của tội cho vay nặng lãi.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 10/07/2016 07:45:16 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430386   10/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Đúng là : "Phong ba, bảo táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". 

    Lấy ví dụ của bạn để minh họa một ý kiến mà khi học luật chúng tôi đã tranh luận (không có ý nói cách tính của bạn và nhiều người khác là sai để tránh tranh cãi vô ích)

    Dấu hiệu để định tội cho vay nặng lãi theo điều 163 BLHS gồm :

    1/- Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên.

    2/- Cho vay có tính chất chuyên bóc lột.

    Phân tích dấu hiệu thứ nhất, ta thấy dấu hiệu này có 2 phần, phần thứ nhất trả lời cho câu hỏi "lãi suất cho vay cao hơn cái gì ?" Trả lời : "cao hơn lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định" và phần thứ hai trả lời cho câu hỏi "cao hơn bao nhiêu mới bị tội cho vay nặng lãi ?" Trả lời "cao hơn từ mười lần trở lên". Dấu hiệu thứ nhất được  biễu diễn theo toán học :

    lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất =  lãi suất cho vay -   lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định. 

    Ví dụ: giả sử lãi suất thực tế cho vay là  9%/tháng; lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng tại thời điểm này là 0,6%/tháng => mức lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định đối với cá nhân cho vay là 0,6% x 150% = 0,9%/tháng (điều 476 BLDS 2005).

    lãi suất cho vay cao hơn lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là: 9%/tháng - 0,9%/ tháng =  8,1%/tháng. gấp 9 lần lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định (8,1%/tháng: 0,9% tháng) nên không phạm tội: không thỏa mãn dấu hiệu thứ 1 của tội cho vay nặng lãi. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #430479   11/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Theo tôi, trong câu "Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên." chỉ có 2 loại là lãi suất cho vay và lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định, hoàn toàn không có "lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất", vì vậy, nói thiệt là tôi không tin có chuyện các bạn Sinh viên Luật nào đó tự "sáng tác" thêm ra "lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất" để suy diễn thành công thức "lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất = lãi suất cho vay - lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định" mà tranh luận.

    Phân tích ở một góc độ khác, cũng dễ dàng phát hiện trong câu đó, lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định (các bạn sinh viên Luật kia chỉ viết "lãi suất cao nhất" bỏ quên cụm từ "mà pháp luật qui định") chính là lãi suất cho vay, thay thế vào thì công thức của các bạn trở thành "lãi suất cho vay = lãi suất cho vay - lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định", rõ ràng là không hợp lý, bởi lãi suất cho vay phải là chính nó chứ sao lại là chính nó trừ đi cái gì đó được !"

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 13/07/2016 06:39:12 SA Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 11/07/2016 07:21:18 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430497   11/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn TranTamDuc.1973.

    Theo luật hình sự:

    Điều 163. Tội cho vay lãi nặng 

    1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    Tại sao không viết điều luật đơn giản là:

    Điều 163. Tội cho vay lãi nặng 

    1. Người nào cho vay với mức lãi suất từ mười lần trở lên so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    Thế tôi nếu là luật sư bị cáo thì phải làm rõ:

    - mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên là bao nhiêu? Trong ví dụ là 1,5% x 10 = 15 %

    - mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên là > 15 %

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 12/07/2016 04:21:29 CH Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 12/07/2016 07:51:17 SA Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 11/07/2016 09:48:59 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #430526   12/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    "Từ mười lần trở lên..." có nghĩa mức tối thiểu là 10 lần, còn mức tối đa  là...vô tận, vậy nên phải biểu diễn theo công thức toán học như bài trước của tôi mới đúng. Nội dung điều 163 BLHS được bạn trình bày lại có thể dễ hiểu hơn đối với một số bạn nào đó nhưng không làm thay đổi được ý nghĩa "từ mười lần trở lên..." vốn có của Luật như tôi vừa trình bày.

    Một ví dụ cụ thể hơn : mức lương của A là 5 triệu/tháng, mức lương của B cao hơn mức lương của A từ 10 lần tới 15 lần, hỏi mức lương của B là bao nhiêu ? Dễ dàng có đáp số mức lương của B là từ 50 triệu /tháng cho tới 75 triệu/tháng, tức mức lương của B tối thiểu là 50 triệu/tháng ( bằng 10 lần mức lương của A) và tối đa là 75 triệu/tháng đúng không bạn ?

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 12/07/2016 08:41:53 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |