Vào trường giáo dưỡng có ảnh hưởng đến học văn hoá?

Chủ đề   RSS   
  • #121073 31/07/2011

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Vào trường giáo dưỡng có ảnh hưởng đến học văn hoá?

    Hồi đó mình đọc trên báo mình nhớ lại mang máng câu chuyện có thật này:

    Trong câu chuyện nói về nữ sinh A là lớp trưởng lớp 9 của 1 trường nào đó còn nữ sinh B cũng là bạn cùng lớp với nữ sinh A. Theo các bạn trong lớp thì nữ sinh A là rất ngoan hiền, học giỏi chăm chỉ và luôn hoà đồng với bạn bè. Hồi đó có 1 lần kiểm tra cuối học kỳ 2 bài A không chỉ bài cho B làm cho B bị điểm kém. Sau khi phát bài kiểm tra ra B bị điểm kém và ghen tỵ tức giận cho nên chửi A và sỉ nhục A. Nữ sinh A thì lúc đầu cùng làm ngơ và bỏ qua nhưng nữ sinh B cũng cứ tiếp tục chửi A. Cuối cùng 2 bên xảy ra xô xát cả 2 đánh nhau vì nữ sinh A có học võ và đánh vài cú đấm vào ngực B và nữ sinh B ngất xỉu sau đó bị chết(do B bẩm sinh bị bệnh tim nhưng A hoàn toàn không hề hay biết)

    Sau đó A vô cùng ăn năn và hối hận vì đã lỡ tay đánh chết bạn dù B là người khiêu khích và tấn công trước.
    Kết quả:
    Cuối năm đó toàn bộ học sinh cùng lớp với A đều lên lớp 10 còn A thì phải vào trường giáo dưỡng.

    Mình đây cũng rất tội nghiệp A và theo mình thì lỗi hoàn toàn là do B gây ra(tự mình làm thì tự mình chịu)
    1)Nhưng mình hỏi các bạn khi A vào trường giáo dưỡng thì A có được học tiếp văn hoá lớp 10 được không hay là phải học làm người?

    (Nếu học làm người thì thật vô lý bởi vì theo mình nhân cách A vẫn ngoan hiền chăm chỉ học giỏi chỉ 1 lần phạm sai lầm vô tình làm chết người là do B khiêu khích xúc phạm liên tục.)

    2)Trong trường hợp này hoàn toàn không thể tha thứ cho nữ sinh A được à(bằng cách gia đình A sẽ bồi thường tiền ma chay cho gia đình B, còn A vẫn tiếp tục đi học)?


    3)Trong trường hợp này A sẽ phải ở trường giáo dưỡng mấy năm?

    Các bạn giải đáp 3 câu hỏi của mình nha.
     
    6494 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #121085   31/07/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Vấn đề này bạn nên đọc Nghị định của Chính phủ số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
    Vào trường giáo dưỡng vẫn được học văn hóa, học nghề..., văn bằng ở trường giáo dưỡng có giá trị như đối với văn bằng ở ngoài. Việc học theo chương trình của Bộ giáo dục và Bộ công an.
    Không phải cứ trường hợp nào cũng có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng. Người ta còn phải xem xét các điều kiện nữa bạn ạ. Hơn thế nữa, hành vi trên của A đã có dấu hiệu phạm tội, không thể nói người đó nhân thân tốt mà không cần phải giáo dục. Nhân thân tốt chỉ là tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người đó mà thôi. Chứ không có nghĩa là sẽ miễn TNHS được.
    Vụ việc trên theo tôi không có gì là vô lý, nhân cách con người không chỉ là chăm chỉ, ngoan ngoãn, học giỏi mà còn có một yếu tố quan trọng đó là khả năng kiềm chế bản thân trong những tình huống nhất định. Không thể cứ vì bực tức mà có thể phạm tội được. Có rất nhiều người chăm ngoan, học giỏi, vẫn phạm tội. Không thể chỉ vì yếu tố nhân thân tốt đó mà có thể bỏ qua cho hành vi phạm tội của họ được. Vì nếu thế thì pháp luật sinh ra để làm gì???

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #121146   01/08/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    anhdv352 viết:
    Vấn đề này bạn nên đọc Nghị định của Chính phủ số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
    Vào trường giáo dưỡng vẫn được học văn hóa, học nghề..., văn bằng ở trường giáo dưỡng có giá trị như đối với văn bằng ở ngoài. Việc học theo chương trình của Bộ giáo dục và Bộ công an.
    Không phải cứ trường hợp nào cũng có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng. Người ta còn phải xem xét các điều kiện nữa bạn ạ. Hơn thế nữa, hành vi trên của A đã có dấu hiệu phạm tội, không thể nói người đó nhân thân tốt mà không cần phải giáo dục. Nhân thân tốt chỉ là tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người đó mà thôi. Chứ không có nghĩa là sẽ miễn TNHS được.
    Vụ việc trên theo tôi không có gì là vô lý, nhân cách con người không chỉ là chăm chỉ, ngoan ngoãn, học giỏi mà còn có một yếu tố quan trọng đó là khả năng kiềm chế bản thân trong những tình huống nhất định. Không thể cứ vì bực tức mà có thể phạm tội được. Có rất nhiều người chăm ngoan, học giỏi, vẫn phạm tội. Không thể chỉ vì yếu tố nhân thân tốt đó mà có thể bỏ qua cho hành vi phạm tội của họ được. Vì nếu thế thì pháp luật sinh ra để làm gì???


    Vậy sao người ta không lên án nữ sinh B vì hành động khiêu khích xúc phạm và nguyên nhân vụ việc là hoàn toàn do B gây ra. Mình thì không nhớ đường link bài báo đó nhưng theo mình thì phải cực lực lên án người đã chết là B mới đúng(Vì cái thói ghen tỵ đã hại mình và hại người).
    Thật đáng khinh cho nữ sinh B. Hy vọng hương hồn B hiện ra để thấy có người đời khinh mình

    Theo bạn thì trường hợp đưa nữ sinh A vào trường giáo dưỡng là pháp luật đã nương tay lắm rùi phải không. Không thể nhẹ hơn được nữa à?

    Còn nếu nặng hơn là vô tù phải không?(Tại sao vô tù là không được học tiếp văn hoá?) 
    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 01/08/2011 12:09:58 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #121151   01/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    kyhuuphat123 viết:
    anhdv352 viết:
    Vấn đề này bạn nên đọc Nghị định của Chính phủ số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
    Vào trường giáo dưỡng vẫn được học văn hóa, học nghề..., văn bằng ở trường giáo dưỡng có giá trị như đối với văn bằng ở ngoài. Việc học theo chương trình của Bộ giáo dục và Bộ công an.
    Không phải cứ trường hợp nào cũng có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng. Người ta còn phải xem xét các điều kiện nữa bạn ạ. Hơn thế nữa, hành vi trên của A đã có dấu hiệu phạm tội, không thể nói người đó nhân thân tốt mà không cần phải giáo dục. Nhân thân tốt chỉ là tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người đó mà thôi. Chứ không có nghĩa là sẽ miễn TNHS được.
    Vụ việc trên theo tôi không có gì là vô lý, nhân cách con người không chỉ là chăm chỉ, ngoan ngoãn, học giỏi mà còn có một yếu tố quan trọng đó là khả năng kiềm chế bản thân trong những tình huống nhất định. Không thể cứ vì bực tức mà có thể phạm tội được. Có rất nhiều người chăm ngoan, học giỏi, vẫn phạm tội. Không thể chỉ vì yếu tố nhân thân tốt đó mà có thể bỏ qua cho hành vi phạm tội của họ được. Vì nếu thế thì pháp luật sinh ra để làm gì???


    Vậy sao người ta không lên án nữ sinh B vì hành động khiêu khích xúc phạm và nguyên nhân vụ việc là hoàn toàn do B gây ra. Mình thì không nhớ đường link bài báo đó nhưng theo mình thì phải cực lực lên án người đã chết là B mới đúng(Vì cái thói ghen tỵ đã hại mình và hại người).
    Thật đáng khinh cho nữ sinh B. Hy vọng hương hồn B hiện ra để thấy có người đời khinh mình

    Theo bạn thì trường hợp đưa nữ sinh A vào trường giáo dưỡng là pháp luật đã nương tay lắm rùi phải không. Không thể nhẹ hơn được nữa à?

    Còn nếu nặng hơn là vô tù phải không?(Tại sao vô tù là không được học tiếp văn hoá?) 

    Đưa A vào trường giáo dưỡng là do A là người chưa thành niên, thuộc trường hợp không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn, hay các biện pháp tư pháp khác. Bạn đọc Nghị định trên thì sẽ rõ.
    Mình không nói rằng B không đáng lên án. Hành động của B là rất đáng lên án, rất đáng chê trách. Tuy nhiên, các cụ ta cũng đã có câu "chết là hết". Liệu bây giờ có nên trách người đã chết hay không??? Điều đáng nên bàn ở đây là chúng ta lên án hành vi của B chứ không phải lên án B. Lên án, cảnh báo để cho những hành vi tương tự đó không thể xảy ra nữa. Chứ chê trách người đã chết thì có ích lợi gì nữa.
    Đối với hành vi của A, mặc dù có thể coi hành vi khiêu khích đó làm cho tinh thần A bị kích động hoặc kích động mạnh dẫn tới hành vi phạm tội. Tuy nhiên, không phải ai trong trường hợp của A cũng lựa chọn giải pháp giải quyết mọi việc bằng vũ lực. Nếu xã hội mà cách giải quyết mọi chuyện chỉ bằng vũ lực thì xã hội đó là một xã hội loạn, là một chiến trường. Đó là lý do mà luật có quy định hành vi phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh chỉ là một tình tiết giảm nhẹ TNHS hay tình tiết giảm nhẹ định tội.
    Như mình đã nói, người ta giáo dục ở đây là giáo dục về đạo đức, về khả năng kiềm chế bản thân.
    Theo như mình biết thì người học võ với tinh thần là học để rèn luyện sức khỏe là chính, sau đó mới là để bảo vệ bản thân. Người học võ phải có khả năng kiềm chế bản thân mình thì đó mới đúng với tinh thần võ học, không phải lúc nào cũng dùng vũ lực được.

    Xin thưa với bạn một điều nữa là không phải vào tù là không được học tiếp văn hóa nữa mà trong tù cũng như ở trường giáo dưỡng thôi, cũng có học văn hóa, cũng có học nghề. Điều khác là nhà tù dành cho những người đã thành niên phạm tội, còn trường giáo dưỡng là dành cho những người chưa thành niên phạm tội.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #121367   01/08/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Uh cám ơn bạn đã tranh luận và những câu văn của bạn đã thuyết phục được mình.

    Nhờ bạn vô xem topic "Mất niềm tin về pháp luật" ở trang 2
    Bạn xem những bài tranh luận của mình có phải là cực đoan cố chấp khi cho rằng là cần phải tử hình Nguyễn Thị Thuận không?
    (Theo mình thì khi coi ý kiến trên mạng của các tờ báo thì có tới 99.99% là muốn tử hình Nguyễn Thị Thuận)

    Mình hỏi bạn câu này liệu bạn có mất niềm tin về pháp luật chưa?
    (thú thật với bạn qua vụ án đó mình đã mất hơn 1 nữa thậm chí còn nghi ngờ đó là vụ chạy án hoặc là bao che tới mức bẻ cong bản án do gia đình NTT là 1 gia đình giàu có và nhất là có thế lực)
     
    Báo quản trị |