Vàng non là gì? Bán vàng non có thể bị phạt tù?

Chủ đề   RSS   
  • #617640 18/10/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Vàng non là gì? Bán vàng non có thể bị phạt tù?

    Vàng non xuất hiện rất nhiều trên thị trường hiện nay. Vàng non có phải là vàng thật và bán vàng non có thể bị phạt tù? Hãy cùng nhau tìm hiểu.

    1. Vàng non là gì?

    Vàng non là khái niệm chỉ mới xuất hiện vào những năm gần đây, ngay cả khái niệm về vàng non cũng gây ra sự tranh cải. Nhiều người cho rằng vàng non là loại vàng ít tuổi (dưới 7 tuổi), tỷ lệ vàng nguyên chất rất thấp, chỉ từ 25% - 75%. Các cửa hàng trang sức đã giảm tỷ lệ vàng nguyên chất xuống và pha thêm nhiều kim loại khác để bán ra với giá trị thấp. Không ai xác định được các hợp kim pha thêm vào là gì nên loại vàng này không được đảm bảo về chất lượng và định giá. 

    Ở trường hợp còn lại, nhiều người, trong đó có nhiều chuyên gia vàng bạc không chấp nhận khái niệm vàng non. Đối với họ, những sản phẩm vàng non trên thị trường thực chất chỉ là mạ vàng hoặc “vàng mĩ kí” (tức vàng 2 lớp). Những sản phẩm trên không thể thay thế cho vàng, không được mua bán như vàng và chắc chắn không thể là vàng.

    Ngay trong quy định quản lý chất lượng vàng tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN, chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo độ tinh khiết của vàng tương ứng với hàm lượng vàng cũng được quy định như sau:

    Kara (K)

    Độ tinh khiết, ‰

    không nhỏ hơn

    Hàm lượng vàng, %

    không nhỏ hơn

    24K

    999

    99,9

    23K

    958

    95,8

    22K

    916

    91,6

    21K

    875

    87,5

    20K

    833

    83,3

    19K

    791

    79,1

    18K

    750

    75,0

    17K

    708

    70,8

    16K

    667

    66,6

    15K

    625

    62,5

    14K

    585

    58,3

    13K

    541

    54,1

    12K

    500

    50,0

    11K

    458

    45,8

    10K

    416

    41,6

    9K

    375

    37,5

    8K

    333

    33,3

     

    - Hàm lượng vàng trong sản phẩm (hoặc trong thành phần có chứa vàng) của vàng trang sức, mỹ nghệ không được thấp hơn giá trị hàm lượng đã công bố. Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.

    Như vậy, nếu vàng non đạt dưới hàm lượng vàng theo quy định này thì sẽ được xem là vàng kém chất lượng và việc mua bán chúng có thể sẽ bị xử phạt.

    2. Bán vàng non có thể bị phạt tù?

    Như đã phân tích, sản phẩm dưới hàm lượng vàng quy định tối thiểu thì không thể được xem là vàng và không thể mua bán như vàng thông thường. Vì vàng vốn dĩ mang giá trị rất lớn, mà như đã phân tích, nếu vàng non đạt dưới hàm lượng vàng theo quy định mà những người bán vàng vẫn sử dụng chúng như sản phẩm vàng truyền thống để mua bán trục lợi thì hoàn toàn có thể bị truy cứu hình sự tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

    - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Tái phạm nguy hiểm;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Như vậy, bán vàng non chứa hàm lượng vàng dưới quy định tối thiểu để mua bán trục lợi thì hoàn toàn có thể bị truy cứu hình sự hay còn hiểu là bị phạt tù.

     
    167 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận