giangkhung viết:
Ông A kết hôn với bà B sinh ra C và D. tài sản chung của A và B là 120 triệu đồng. tài sản riêng của ông A là 6 triệu đồng. Năm 2003 ông A lập di chúc để lại cho C 1/3 tài sản; D 2/3 tài sản. Năm 2005 C mất do tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Năm 2009, A chết, bà M (vợ c) khởi kiện muốn sở hữu tài sản.
Điều luật liên quan : Luật dân sự 2004.
Điều 635. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Do C chết trước ông A nên phần di chúc liên quan đến C không có hiệu lực pháp luật.
Phần di sản còn lại, sau khi chia cho D sẽ được chia theo pháp luật; Nhưng phải bảo đảm phần thừa kế mà bà B được hưởng không thấp hơn 2/3 kỷ phần mà bà B được hưởng vì không phụ thuộc vào di chúc.
Do C chết trước nên các con (nếu có) của C sẽ thừa kế thế vị phần tài sản mà lẽ ra C được hưởng theo pháp luật.
Bà M không thuộc hàng thừa kế và không phải là người thừa kế thế vị nên không được chia di sản.
Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 21/10/2013 08:50:16 CH