Kính gửi, chúng tôi thiết tha được tư vấn các vấn đề về luật cho sự việc
sau:
Dòng họ tôi hình thành đến nay đã hơn 10 đời. Từ hàng trăm năm nay các cụ
kế tiếp nhau sinh sống trên thửa đất 900m2.Trên đó cũng từ rất nhiều đời đã có
sự hiện diện của nhà thờ đại tôn gồm nhà Thượng, nhà Hạ, sân giữa, sân trước
bề thế, tôn nghiêm. Theo thường lệ con cháu tộc trưởng sinh sống, canh tác và
được ở lại để làm trụ sở chính cho con cháu đi về và tiện bề chăm sóc nhà thờ.
Do hoàn cảnh, từ năm 1992 đến nay chỉ còn mợ tôi (vợ chú ruột) ở trên mảnh đất đó.Từ
năm 1997 sau nhiều biến đổi nhà thờ được khôi phục như trước chiến tranh. Hiện
nay gần như tách thành hai khu riêng biệt (khu nhà thờ khoảng 350m2 có bờ rào
riêng biệt). Năm 1995 mợ tôi làm giấy CNQSD đứng tên trên toàn bộ khu đất trong
đó ghi rõ đất ở 150m2, đất nhà thờ 150m2 , đất vườn 650m2 do UBND huyện cấp,
không có sơ đồ thửa đất cụ thể. Việc cấp bìa đó cả họ không ai được biết và bản
thân bố tôi là tộc trưởng (ở xa) cũng không được tham khảo ý kiến. Đầu năm
nay mợ tôi yêu cầu tôi (hiện nay là tộc trưởng) về làm thủ tục tách bìa riêng
biệt và đưa bìa đỏ trên ra và chỉ chấp nhận cho khu đất nhà thờ 150m2. Chúng
tôi đã tiến hành họp toàn thể họ. Quyết định của họ là chấp nhận cho bà mợ được
sở hữu 1 diện tích tương đương 1/2 diện tích trên (theo bờ tường kéo dài làm
ranh giới), nhưng 2 bên không đi đến thỏa thuận. Chúng tôi xin được giải
thích rõ:
1) Về thủ tục cấp bìa đỏ (1995) cho 1 cá nhân trên thửa đất có sự hiện diện của
nhà thờ họ không tham khảo ý kiến của người đại diện họ? UBND huyện theo luật đất
đai 1993 có đủ thẩm quyền cấp bìa đỏ cho một hộ gia đình trong đó có chung nhau
với đất nhà thờ (nhà thờ và đất nhà thờ đã có từ hàng trăm năm trước)?
2) Hiện nay sau nhiều lần tôn tạo nhà thờ gần như tách hẳn (chỉ có phía trước
xây bờ rào lửng). Việc xây dựng các ranh giới đều có sự thỏa thuận, đóng góp của
mợ tôi (thậm chí theo yêu cầu của mợ tôi). Nếu theo bìa đỏ (ghi rõ đất nhà thờ
150m2) thì chỉ đủ cho nền nhà hạ và nhà thượng, không có sân giữa, sân trước,
cổng ra vào trái hẳn với di tích cũ và không có chỗ cho con cháu lối đi vào và
diện tích sinh hoạt khi cúng tế. Sau khi hòa giải không thành chúng tôi dự định
đưa vấn đề ra tòa án giải quyết.Vậy, nếu ra tòa, theo luật diễn biến của sự
việc sẽ được giải quyết ra sao?
Đây là vấn đề hết sức nhức nhối, chúng tôi mong muốn được sự tư vấn và chia sẻ
từ các vị một cách nhanh chóng nhất.
Xin trân trọng cảm ơn.