tôi xin có một bình luận về bài viết này.
lhs là một ngành luật cơ bản của bất cứ quốc gia nào bảo vệ những khách thể quan trọng hành đầu trong xã hội, từ chế độ chính trị đến các quyền cơ bản của công dân đặc biệt là quyền sống, đó là quyền thiệng liêng nhất của một con người. nhưng không phải lúc nào pháp luật cũng có thể can thiệp kiệp thời để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân mà chủ yếu là răn đe, giáo dục trừng phạt khi hậu quả hoặc hành vi đã xảy ra.
do đó lhs việt nam có dành riêng một chế định về phòng vệ chính đáng để đảm bảo quyền tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe và các lợi ích hợp pháp một cách cần thiết.
Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
việc xác định như thế nào là cần thiết còn rất nhiều tranh cải khi áp dụng vào thực tiễn xét xử vì khi có một hành vi đe dọa gây hậu quả hay đang gây hậu quả thì liệu người bị hại có còn đủ lý trí để nhận thức như thế nào là cẩn thiết và có đủ ý chí để điều khiển hành vi của mình đáp trả cần thiềt.
tất nhiên nếu phòng vệ được xem là chính đáng thì hành vi đó sẽ không được coi là tội phạm
"đáp trả cần thiết" được blhs năm 1999 sứa đổi từ "đáp trả tương xứng" blhs 1985. việc đáp trả cần thiết có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn hậu quả người phạm tội gây ra, có thể công cụ sử dụng để phòng vệ hay hành động phòng vệ có khả năng chứa đựng hậu quả nghiêm trọng hơn nhưng vẫn được xem là phòng vệ chính đáng.
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có nghĩa là hành vi phòng vệ rõ ràng vượt quá giới hạn. điều kiện để xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi có hành vi đe dọa gây ra thiệt hại hoặc đang gây ra thiệt hại và hành vi,hậu quả rõ ràng vượt quá mức cần thiết. ví dụ a và b có mâu thuẩn từ trước, a chặn đường b dọa "tao sẽ gíết mày", sau đó liền nhảy vào đánh đấm túi bụi, khi đó trong tay a cũng không có bất cứ thứ gì có thể đe dọa gây thiệt hại. nhưng b đã dùng dao thủ trong người từ trước đâm ngiều nhát làm b chết tại chỗ.
"Nếu Trường hợp chúng ta tự vệ 1 cách chính đáng...vô tình làm cho đối tượng đó bị tử vong thì liệu có bị phạt tù ko? nếu có thì bị bao nhiêu năm?" như đã đề cập ở trên hành vi được xem là phòng vệ chính đáng dù hậu quả chết người có xảy ra thì cũng không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. nếu hành vi vượt quá giới hạn chính đáng gây chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. việc định khung hình phạt bao nhiêu năm tù còn căn cứ và nhiều yếu tố được ghi nhận tại điều 46,47, 48 blhs về tăng n85ng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Và trường hợp bắt buộc phải gây thương tích cho ai đó dù bản thân ko mún?thì thế nào ạ? câu hỏi này cũng tương tự như trên bạn ạ!
chút ý kiến mong giúp được bạn! nếu có thắc mắc cứ viết bài tôi sẽ trao đổi cúng bạn!!!