vấn đề thừa ké

Chủ đề   RSS   
  • #310949 24/02/2014

    dr.denka

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vấn đề thừa ké

    Anh cho em thắc mắc tình huống như sau:

    A và B là vợ chồng,sống chung với nhau đã có 9 người con ruột. Hiện tại 5 người con đã lập gia đình,trong nhà chỉ còn A,B và 4 người con đều trên 18 tuổi trong đó 2 người còn đi học và 2 người chưa có việc làm ổn định. Do cónhiều mâu thuận nên A nộp đơn xin li dị va đòi chia tài sản 5/5 với B

    Anh cho em hỏi tinh huống này sẽ xử lí như thế nào? em xin cám ơn.

     
    3098 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #311104   25/02/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Cái này A. B li dị thì liên quan đến chai tài sản khi ly hôn chứ thừa kế chỗ nào vậy bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #311107   25/02/2014

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    Câu hỏi của bạn chưa thực cụ thể và sát vào nội dung Chủ đề bạn thảo luận?

    Mình có một số trao đổi sau:

    A nộp đơn xin li hôn. Như vậy, A đơn phương ly hôn.

    + Về quyền đơn phương ly hôn

     Tại Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:

    “... Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn...”

    Do vậy, A hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Theo quy định của pháp luật tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” và trong trường hợp của bạn “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn” theo quy định tại Điều 91 Luật này.

    Do đó, khi A đơn phương ly hôn thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải, trong quá trình hòa giải tại tòa án mà B không đồng ý ly hôn trong khi A vẫn giữ quyết định ly hôn hoặc ngược lại thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và xem xét, giải quyết việc ly hôn của A

    + Chia tài sản của vợ chồng A, B

    Việc chia tài sản chung của 2 vợ chồng sẽ tuân theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau:

    “1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết...

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình...”

     
    Báo quản trị |