Chào bạn, mình trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong cách trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Vật phạm pháp có số lượng lớn
C) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
D) Gây hậu quả nghiêm trọng;
Đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mười triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Cấu thành tội phạm
- Chủ thể: Người có năm lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi.
- Khách thể: Chế độ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
- Mặt khách quan: Hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định thì "Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự". Như vậy, khái niệm "vũ khí" sẽ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các loại vũ khí được nêu ra tại Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12.
Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định cấm cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.
Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định: Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
Căn cứ theo các quy định trên, cá nhân có quyền sở hữu các loại vũ khí thô sơ, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mac, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ cũng như các loại vũ khí thô sơ khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Trân trọng!
Nguyễn Ngọc
http://nguyenngocvn.blogspot.com/