Vấn đề nhà đất

Chủ đề   RSS   
  • #81524 04/02/2011

    thanhthien04091997

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề nhà đất

    Xin chào anh, chị!

    Hiện nay bên nhà hàng xóm em có một gia đình nhờ em hỏi rằng gia đình đó có 4 anh chị em. Chồng mất, người vợ ở trong một căn nhà do ông bà để lại chưa có chủ quyền chính thức của nhà nước. Gia đình người này ở trong ngôi nhà đó rất đông người.

    Anh chị em của bà đó đang bàn tính nhau sẽ bỏ chi phí ra để cho ngôi nhà đó được có chủ quyền và bán nhà, thế là mẹ con bà sẽ phải ra đường mà ở thôi!

    Mong anh, chị chỉ ra những điều luật chỉ ra quyền hạn của người vợ này trong luật pháp của nhà nước nếu như không kí tên vào giấy bán nhà sau khi nhà đó có chủ quyền.

    Cám ơn!!!

     
    4010 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #81654   09/02/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    - Về nguyên tắc nhà đất chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp thì không được để lại di chúc để định đoạt tài sản đó. Vì vậy, việc đầu tiên là nhưng người trong gia đình nên cùng nhau tiến hành thủ tục hợp thức hóa nhà đất đó cho các đồng sở hữu ( nên tập hợp tất cả những giấy tờ có liên quan).

    - Thông tin bạn đưa ra chưa đủ cơ sở để giải quyết, bạn nên cung cấp chi tiết hơn hoặc liên hệ trực tiếp với tôi xem thử bạn đã có những giấy tờ gì.

    - Quyền lợi của người vợ và nhưng đứa con cũng sẽ có trong nhà đất nêu trên ( có thể là công sức tu sửa, bảo quản, đóng thuế, hoặc là thừa kế thế vị):

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    - Trường hợp của bạn cũng có thể yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản:

    Điều 686. Hạn chế phân chia di sản  

    Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

    Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

    - Nói chung là bạn nên cung cấp đủ hồ sơ để có tư vấn cụ thể hơn.

    Thân chào!!!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |