Vấn đề nan giải

Chủ đề   RSS   
  • #374053 13/03/2015

    danluat2015

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề nan giải

    Cho em hỏi, sau khi có cáo trạng từ VKS thì khi nào vụ án mới được đưa ra xét xử, Sau khi sơ thẩm thì bao lâu mới ra phúc thẩm, Vụ án cố ý gây thương tích khoản 3. Em xin cảm ơn luật sư!

     
    3646 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #374090   13/03/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Theo luật hình sự:

    Điều 8. Khái niệm tội phạm

    3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    Như vậy tôi cố ý gây thương tích ở khoản 3 là thuộc trường hợp rất nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm.

    Theo luật tố tụng hình sự:

    Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử

    2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

    a) Đưa vụ án ra xét xử ;

    b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

    c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

    Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

    Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Như vậy vụ án sẽ được đưa ra xét xử trong thời hạn từ 2 tháng và 15 ngày đến 3 tháng 15 ngày.

    Sau khi tòa tuyên án thì trong vòng 15 ngày các đương sự có quyền kháng cáo, VKS có quyền kháng nghị. Chỉ khi có kháng cáo hoặc kháng nghị thì mới có phiên tòa phúc thẩm.

    Điều 242. Thời hạn xét xử phúc thẩm

    Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn sáu mươi ngày; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

     
    Báo quản trị |  
  • #374318   15/03/2015

    danluat2016
    danluat2016

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa luật sư. Theo luật sư nói là Cố ý khoản 3 là thoi hạn đưa ra xét xử là 2 tháng 15 ngày hoặc 3 tháng 15 ngày. Vậy tại sao bạn của em phạm tội cố ý khoản 3 mà chỉ có chưa toi 1 tháng đã ra tòa rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #374323   15/03/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

    a) Đưa vụ án ra xét xử ;

    b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

    c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

     

    Trong thời hạn trên là phải đưa vụ án ra xét xử. Tức là đó là thời hạn tối đa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hipgov (16/03/2015)