Trong trường hợp này, cần phải xác định rõ,trong Giấy chứng nhận QSDĐ ở
phần ghi tên Người sử dụng ghi là
"ông C" hay là
"ông C đại diện đứng tên cho ông A".
+ Nếu như trong giấy chứng nhận QSDĐ ghi người sử dụng là ông C, thì mọi chuyện đã rất rõ ràng, ông C là người sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất này. Việc ông A chuyển quyền sử dụng đất sang cho ông C không phụ thuộc vào ý chí của D và E.
+ Nếu như trong giấy chứng nhận QSDĐ ghi người sử dụng đất là ông C đại diện đứng tên cho ông A, thì mảnh đất đương nhiên vẫn là tài sản của ông A, và mảnh đất đó trở thành di sản thừa kế kể từ thời điểm ông A mất là năm 1998. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm,tức khoảng năm 2008 là hết thời hiệu. Nếu như
C chưa thay đổi tên người sử dụng đối với mảnh đất từ
"ông C đại diện đứng tên cho ông A" thành
"ông C" sau khi A chết (trong tình huống không đề cập ý này, tôi mặc định ông C chưa thực hiện việc này) thì về mặt pháp lý, ông C vẫn chưa phải là chủ sử dụng đối với mảnh đất. Do đó, di sản là mảnh đất của ông A vẫn trong tình trạng chưa chia ! D và E có thể áp dụng quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo
Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP để yêu cầu Tòa giải quyết việc chia di sản theo thủ tục chia tài sản chung cho 3 người là C, D và E.
Nghị quyết số 92/2004/NQ-HĐTP viết: viết:
.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc
#c00000;"> sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà
#c00000;">các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì
#c00000;"> di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết
Việc ông C vẫn để nguyên hiện trạng của giấy chứng nhận QSDĐ như khi ông A còn sống (về mặt pháp lý không có gì thay đổi) đã đủ khẳng định di sản chưa chia (di sản chi coi như được chia khi đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác) chứ "không cần lời khẳng định của ông C là di sản chưa chia" !
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.