vấn đề kháng cáo trong tố tụng hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #318453 14/04/2014

    lydiem

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    vấn đề kháng cáo trong tố tụng hình sự

    A,B đột nhập vào kho quân khu của đơn vị quân đội trộm cắp quần áo, chăn màn bộ đội trị giá 35 triệu đồng, khi sắp ra khỏi doanh trại thì bị bảo vệ doanh trại phát hiện và đuổi bắt. Trên đường chạy trốn A đâm vào xe của anh C làm đổ xe máy của C, xe của C bị hư hỏng sửa chữa hết 3.580.000 ( ba triệu năm trăm tám mươi ngàn đồng ). Sau khi xác minh thông tin do quần chúng và bảo vệ doanh trại quân đội cung cấp, cơ quan điều tra công an huyện M, tỉnh T nơi A,B cư trú đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với A,B về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 158 bộ luật HS.
     
    Hỏi: . Tòa sơ thẩm đã xử phạt A 2 năm tù, B 20 tháng tù, A còn phải bồi thường cho C số tiền là 3 triệu đồng. Anh C không đồng ý với mức bồi thường và đã tới tòa án cấp phúc thẩm để trực tiếp kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại đối với B. Tòa án Phúc thẩm giải quyết ntn? Tại sao ?  
    theo  ý kiến của riêng e thì - thứ nhất, việc C kháng cáo B là ko có căn cứ, bởi người gay thiệt hại cho C là A chứ ko phải B
                                                    - thứ 2, theo khoản 1 điều 233 BLTTHS: "  Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm...
             Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này". Vậy việc C tới tòa án phúc thẩm để trực tiếp kháng cáo liệu có được ko ạ? 
    Luật sư cho e xin ý kiến, trong trường hợp này nên giải quyết thế nào? 
     em cam ơn luật sư!
     
     
    6693 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #318633   15/04/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Điều 231. Những người có quyền kháng cáo

    Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

    Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi íích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

    Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

    Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

    Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.

    Vậy là C được phép kháng cáo nhe bạn, nhưng phải đúng quy định về thời gian kháng cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #318673   15/04/2014

    lydiem
    lydiem

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    nhưng trường hợp này nếu C kháng cáo A thì được chứ đằng này đề là C kháng cáo B?

     
    Báo quản trị |  
  • #318683   15/04/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    lydiem viết:

     

    nhưng trường hợp này nếu C kháng cáo A thì được chứ đằng này đề là C kháng cáo B?

     

     

    Chào bạn.

    Bạn nên nêu câu hỏi này cho giáo viên vì ra câu hỏi quá vô lý.

    Vế mặt tố tụng thì C có quyền kháng cáo buộc B bồi thường vì C nghĩ là B mới có lỗi. TA xét xử phúc thẩm sẽ quyết định.

    Nói thêm với bạn : trường hợp này thì phải do TA quân sự giải quyết vì liên quan đến tài sản của quân nhân, quân đội.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 15/04/2014 09:09:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #318769   16/04/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Không vô lý đâu bạn hungmaiusa ơi! Giảng viên cố tình ra bài tập như vậy để kiểm tra kiến thức của học trò thôi.

    @ bạn !

    Trong tình huống của bạn thì dữ kiện trọng tâm của nó là "C đã tới Tòa án cấp phúc thẩm để trực tiếp kháng cáo". Và câu hỏi cụ thể đặt ra là "Tòa án phúc thẩm giải quyết như thế nào? Tại sao?"

    Giải quyết tình huống này, yêu cầu đòi hỏi là bạn phải làm rõ được Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào khi C trực tiếp đến Tòa phúc thẩm để trình bày về việc kháng cáo? Và vì sao lại xử lý như vậy? Chứ không phải là C có quyền kháng cáo hay không? Nội dung kháng cáo của C có căn cứ pháp luật hay không? Tòa án cấp phúc thảm phải xét xử thế nào?

    Bạn chỉ cần bám vào khoản 1 Điều 233 BLTTHS và hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 3.2 mục 3  Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP để trả lời là Toà án cấp phúc thẩm phải giải thích cho C biết là C chỉ có quyền trình bày trực tiếp về việc kháng cáo với Toà án cấp sơ thẩm là được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (16/04/2014)
  • #320362   24/04/2014

    camapkon
    camapkon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2 lần


    mn cho em hỏi thêm ý này với a, cũng đề bài như trên , nhưng  Trong thời gian đang chấp hành hình phạt tại trại giam, B đã trốn khỏi trại giam. Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án về tội trốn khỏi nơi giam giữ ( Điều 311 BLHS) và quyết định khởi tố bị can đối vs B. Hãy nhận xét quyết định của Giám thị trại giam?em thay vấn đề này thì BLTTHS, luật thi hành án hình sự với pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 quy định có sự trái ngược nhau. theo bltths thì quyết định của giám thị trại giam là sai, nhưng trong pháp lệnh thì lại cho phép giám thị trại giam khởi tố vụ án (nhưng không khởi tố bị can) em cam ơn ạ 

     
    Báo quản trị |