vấn đề kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #131525 17/09/2011

    maianhanh

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    vấn đề kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội

    mọi người cho e hỏi tình huống này:

      Nhằm bảo vệ cho các pháp nhân của quốc gia khi tiến hành hoạt động đầu tư tại nước ngoài, hai quốc gia A và B đã ký kết một Hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, trong đó thỏa thuận mỗi bên ký kết sẽ không tiến hành biện pháp quốc hữu hóa tài sản của các pháp nhân mang quốc tịch của bên ký kết kia khi tiến hành hoạt động đầu tư trên lãnh thổ nước mình.
    Sau cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa, quốc gia B chấm dứt tồn tại và một quốc gia mới ra đời - quốc gia C. Quốc gia C tuyên bố không kế thừa các Điều ước Quốc tế mà quốc gia cũ đã ký kết với nước ngoài, đồng thời thông qua đạo luật quốc hữu hóa tất cả những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ, bao gồm cả các doanh nghiệp của quốc gia A đang hoạt động tại quốc gia C. Đạo luật này đã khiến cho tập đoàn PP, một tập đoàn dầu mỏ mang quốc tịch của quốc gia A đang hoạt động tại C bị thiệt hại nặng nề. Tập đoàn PP đã yêu cầu chính phủ của quốc gia C phải bồi thường cho những tổn thất mà tập đoàn này phải gánh chịu do quyết định quốc hữu hóa của C. Hãy cho biết:
    - Tuyên bố không kế thừa các Điều ước Quốc tế của quốc gia C có phù hợp với quy định của Luật Quốc tế không? Tại sao?
    - Quan hệ bồi thường giữa tập đoàn PP và chính phủ quốc gia C có được điều chỉnh bởi các quy định của Luật quốc tế hay không? Tại sao?
          theo e trong trường hợp này tuyên bố không kế thừa của C phù hợp với quy định của luật QT
           quan hệ trên không được điều chỉnh bởi luật QT vì tập đoàn PP không phải là chủ thể của luật QT
     Mong mọi người cho e ý kiến
    e cảm ơn

    TTHM_712

    ( + _ + )....****.......( + __ + )........

     
    9641 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #131842   19/09/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    chào em!
    một quốc gia mới ra đời xẽ thừa kế những điều ước mà quốc gia tồn tại trước đó đã ký và phù hợp với lợi ích của quốc gia mới ví dụ như các điều ước về biên giới với các nước láng giềng (theo luật quốc tế và bắt buộc phải thừa kế với mọi quốc gia mới trừ trường hợp quốc gia đó không có đường biên giới). và không thừa kế những điều ước mà quốc gia mới cho là không phù hợp với mình như vậy C không thừa kế là phù hợp!
    quan hệ giữa PP và chính phủ C xẽ không được điều chỉnh bởi LQT bởi như em đã trình bày PP không có tư cách chủ thể.
    ps:đây là bài tập nhóm 3 phải không em, có đứa em nó nhờ tư vấn giúp đúng đề này, hên thế!
     
    Báo quản trị |  
  • #132213   20/09/2011

    maianhanh
    maianhanh

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    vâng đây là đề số 3
    nhưng đọc lại đề e mới thấy: câu hỏi là quốc gia C tuyên bố không kế thừa các điều ước quốc tế mà B đã kí với nước ngoài có phù hợp với luật QT không?
    như vậy nó không chỉ hỏi riêng việc C không kế thừa hiệp định song phương đã ký với A
    theo em đọc giáo trình thì các điều ước liên quan đến lãnh thổ, đến nguyên tắc chung của luật QT thì C buộc phải kế thừa
    nên tuyên bố không kế thừa của C có phần chưa hợp lý 
    mong mọi người giúp đỡ

    TTHM_712

    ( + _ + )....****.......( + __ + )........

     
    Báo quản trị |