Vấn đề cần trợ giúp

Chủ đề   RSS   
  • #346787 25/09/2014

    vietlaw94

    Female
    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2014
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Vấn đề cần trợ giúp

    Chào cả nhà ! Cho e hỏi câu này với:
    Theo nguyên tắc chung của Bộ luật TT dân sự : Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia.
    Cấp sơ thẩm thì có, còn phúc thẩm thì không có
    Còn giám đốc thẩm, tái thẩm thì lại không có
    Mọi người cho e biết nguyên nhân vì sao không có ? Và nó có vi hiến không

    Cập nhật bởi vietlaw94 ngày 25/09/2014 08:10:14 CH
     
    4401 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #346968   26/09/2014

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


       Chào bạn,
        Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự: “Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.” Theo đó có thể thấy: sự có mặt của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc hiến định, xét về mặt bản chất nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị của Việt Nam, thể hiện tính nhân văn và dân chủ. Cho nên, về nguyên tắc tố tụng luôn có sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử.
       Về nguyên tắc chung HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Vì vậy xét xử phúc thẩm vẫn có sự tham gia của hội thẩm. Tuy nhiên, trên thực tế thì phúc thẩm thường chỉ có sự tham gia của 3 thẩm phán
    .

      Còn trường hợp này không thực hiện đối với các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương, giám đốc thẩm hay tái thẩm vì ở TANDTC và TAQSTW không có Hội thẩm.

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #346974   26/09/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    maithuyphu viết:

       Về nguyên tắc chung HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Vì vậy xét xử phúc thẩm vẫn có sự tham gia của hội thẩm. Tuy nhiên, trên thực tế thì phúc thẩm thường chỉ có sự tham gia của 3 thẩm phán.

    Chào bạn maithuyphu!

    Chủ đề này nói về Tố tụng dân sự, nên phần trả lời ở trên của bạn chưa đúng rồi. Chỉ có thành phần của HĐXX phúc thẩm trong Tố tụng hình sự thì mới có thể có thêm hai Hội thẩm trong trường hợp cần thiết. Còn trong Tố tụng dân sự (và cả Tố tụng hành chính) thì thành phần của HĐXX phúc thẩm không bao giờ có sự tham gia của Hội thẩm.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    vietlaw94 (28/09/2014)
  • #346980   26/09/2014

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


     

    BachThanhDC viết:

     

     

    maithuyphu viết:

     

       Về nguyên tắc chung HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Vì vậy xét xử phúc thẩm vẫn có sự tham gia của hội thẩm. Tuy nhiên, trên thực tế thì phúc thẩm thường chỉ có sự tham gia của 3 thẩm phán.

     

     

    Chào bạn maithuyphu!

    Chủ đề này nói về Tố tụng dân sự, nên phần trả lời ở trên của bạn chưa đúng rồi. Chỉ có thành phần của HĐXX phúc thẩm trong Tố tụng hình sự thì mới có thể có thêm hai Hội thẩm trong trường hợp cần thiết. Còn trong Tố tụng dân sự (và cả Tố tụng hành chính) thì thành phần của HĐXX phúc thẩm không bao giờ có sự tham gia của Hội thẩm.

     

     

         kiểu này chắc cháu xuống lớp mầm học lại đây. cảm ơn bác BachThanhDC nhiều. xin lỗi bạn Vietlaw nhé.  :(

    Cập nhật bởi maithuyphu ngày 26/09/2014 04:34:49 CH

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithuyphu vì bài viết hữu ích
    vietlaw94 (28/09/2014)
  • #346969   26/09/2014

    phanlaw
    phanlaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Em tham khảo link này nhé!

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/hoi-tham-khong-co-mat-trong-phien-toa-xet-xu-phuc-tham-toa-toi-cao-112713.aspx

    Đăng ký bản quyền nhanh gọn - Hiệu quả cao

    Văn phòng luật sư PHANs ( Phan Law Vietnam)

    65 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đakao, Q.1

    ĐT : 39104266 DĐ : 09086615640 (A.Dương)

    Mail : duong.pham@phan.vn

    Web : www.phan.vn - www.dangkybanquyen.net

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanlaw vì bài viết hữu ích
    vietlaw94 (28/09/2014)
  • #346973   26/09/2014

    PhanLawVietnam01
    PhanLawVietnam01

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 931
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    .Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân quy định

    " Hội thẩm Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    a) Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Hội thẩm nhân dân);

    b) Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương; Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân)."

    Như vậy, ở TANDTC và TAQSTW không có Hội Thẩm nên k thể có HT tham gia tòa PT tòa an NDTC và TAQSTW, giám đốc thẩm hay Tái thẩm.

     

     

    Chi nhánh Hà Nội

    Địa chỉ : 70 Ngô Quyền, P.Hàng bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Điện Thoại : (+84.4) 39 4343 06 - Fax : (083) 3910.4265

    Website : www.phan.vn - Email : info@phan.vn

    Trụ sở HCM

    Địa chỉ : 169 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Q1 TPHCM

    Địa chỉ : (083) 910.4266 (16 dòng) - Fax : (083) 3910.4265

    Website : www.phan.vn - Email : info@phan.vn

    - See more at: http://phan.vn/clients-khach-hang/triet-ly-kinh-doanh/?lang=vi#sthash.GEtPxCsI.dpuf

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanLawVietnam01 vì bài viết hữu ích
    vietlaw94 (28/09/2014)
  • #347002   26/09/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    vietlaw94 viết:

    Chào cả nhà ! Cho e hỏi câu này với:
    Theo nguyên tắc chung của Bộ luật TT dân sự : Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia.
    Cấp sơ thẩm thì có, còn phúc thẩm thì không có
    Còn giám đốc thẩm, tái thẩm thì lại không có
    Mọi người cho e biết nguyên nhân vì sao không có ? Và nó có vi hiến không

    Chào bạn.

    Điều 242. Tính chất của xét xử phúc thẩm

    Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

    Điều 282. Tính chất của giám đốc thẩm

    Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

    Điều 304. Tính chất của tái thẩm

    Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.

     HĐXX sơ thẩm gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân. Về nghiêp vụ xét xư thì thẩm phán là người nắm vững và chuyên nghiệp hơm HTND nhiều.

    Do đó để "xét lại bản án, quyết định" của thẩm phán bằng 1hội đồng chỉ có 1 thẩm phán khác thì yếu tố thuyết phục sẽ không cao. Vậy nên luật quy định 3 thẩm phán quyết thì ông kia phải chấp nhận thôi.

    Cơ sở pháp lý: "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

    Đó là lý do không sử dụng 2 thẩm phán và 1 HTND.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/09/2014 05:58:01 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    vietlaw94 (28/09/2014)