Văn bản về Quy cách gỗ xẻ

Chủ đề   RSS   
  • #6341 15/12/2009

    haktbeeahn1229

    Chồi

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:29/07/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Văn bản về Quy cách gỗ xẻ

    Tìm giúp tôi : 
       + Quyết định 405/VKT ngày 8/6/1988 của Bộ lâm nghiệp (cũ) v/v quy định kích thước chung cho các quy cách gỗ xẻ,..
       + Văn bản mới nhất quy định về "tỷ lệ thành khí gỗ xẻ"  (trước đó đã có Thông tư số 10-LN/SX ban hành ngày 08/02/1971 của Tổng cục lâm nghiệp (cũ) hướng dẫn thi hành bản chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ, đã hết hiệu lực ngày 19/12/1980).
    Xin trân trọng cảm ơn !

    Ha Tung

     
    76380 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #6342   09/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    KL

    Có phải là cái này?

    Thông tư của Tổng cục lâm nghiệp

    số 10-LN/SX ngày 8 tháng 2 năm 1971

    hướng dẫn thi hành bản chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ  

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 101-LN/QĐ ngày 4-2-1971 của Tổng cục Lâm nghiệp)

    - Tổng cục đã ban hành "Chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ", Quyết định số 101-LN/QĐ ngày 4-2-1971. Thông tư này hướng dẫn thi hành các điểm đã ghi trong chỉ tiêu.

     

    Chương I Nội dung của chỉ tiêu

    Mục A: Nội dung về số lượng tỷ lệ.

     

    Điểm 3: Kết cấu tỷ lệ chuẩn các cấp đường kính trong tổng số gỗ tròn tham gia xẻ, có chỉ số thành khí 62,5%, trong chỉ tiêu đã ghi:

    - Gỗ tròn cỡ đường kính 25 cm á 34 cm = 35% 35 cm á 49 cm = 55% 50 cm trở lên = 10% chỉ số tỷ lệ thành khí bình quân chuẩn là: 62,5% Cộng: 100%  

    Nay nói rõ thêm: - Tổng số gỗ tròn nhập kho xí nghiệp phân ra làm 3 cấp đường kính, kết cấu tỷ lệ về số lượng gỗ tròn thuộc từng cấp đường kính trên là ở dạng chuẩn, có chỉ số thành khí 62,5%, trong thực tế gỗ tròn nhập kho xí nghiệp, tỷ lệ trên có xê dịch lên xuống thì áp dụng công thức tính ở điểm 4 dưới đây (phương pháp tính tỷ lệ bình quân). Nếu sau khi tính cho ta kết quả về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ tương ứng với giá trị bình quân thì được công nhận là đạt được nội dung này của chỉ tiêu.

    Điểm 4: Phương pháp tính tỷ lệ bình quân trong chỉ tiêu đã ghi: "Công thức tính tỷ lệ thành khí bình quân" này nói rõ thêm: Công thức tính tỷ lệ bình quân trong chỉ tiêu đã ghi có dạng toán học tổng quát như sau:          

    Trong đó:

    X1, 2... n là: tỷ lệ về số lượng gỗ tròn của từng cấp đường kính trong tổng số nguyên liệu.

    Y1, 2... n là: tỷ lệ thành khí gỗ xẻ quy định cho từng cấp đường kính gỗ tròn.

    Z1, 2... n là: tích số tỷ lệ thành khí bình quân của cấp đường kính ấy. X là: tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ.  

     X = S x hay = x1 + x2 ... + xn

     Z là: tỷ lệ thành khí tương ứng với giá trị bình quân.   Z = S z hay = z1 + z2 ... + zn  

    Ví dụ 1: Tổng hợp gỗ tròn trong kỳ sản xuất của xí nghiệp ta có x1, 2... n ngẫu nhiên tương ứng với quy định chuẩn như bảng dưới đây (bảng 1). Từ dạng tổng quát của công thức trên, áp dụng vào bằng số ta thay x và y bằng các dãy số thực tế trong sản xuất và tính được kết quả của Z như sau:

    1. Cấp đường kính: 25cm á 34cm:        

    2. Cấp đường kính: 35cm á 49cm:      

    3. Cấp đường kính: 50cm trở lên:      

    Z1 + Z2 + Z3 = Z 19,95% + 35,75% + 6,8% = 62,5%.

    Ví dụ 2: Ta có bằng số tập hợp 3 kỳ sản xuất của xí nghiệp sau đây (bảng 2): Ta thay x và y bằng các dãy số của 3 kỳ sản xuất tính ra được kết quả Z như trong bảng đã ghi:

     - Kỳ sản xuất 1:            

    - Kỳ sản xuất 2:

     - Kỳ sản xuất 3:            

    Kết quả của 3 kỳ sản xuất của ví dụ 2, tuy tỷ lệ bình quân có khác nhau nhưng đều được coi là đạt tỷ lệ bình quân có giá trị tương ứng như nhau.

    - Kỳ sản xuất 1: tổng tích số là 62,5% là bình quân chuẩn theo quy định.

    - Kỳ sản xuất 2: tổng tích số là 61,4% cũng được tính bằng tỷ lệ bình quân chuẩn (62,5%) vì có biến số về cấp đường kính gỗ tròn:

     x1 : 49,8% - 35% = +14,8% x2 : 37,5% - 55% = -17,5% x3 : 12,7% - 10% = +2,7%

    - Kỳ sản xuất 3: tổng tích số là: 64,5% cũng chỉ được tính bằng bình quân chuẩn (62,5%) vì có biến số về cấp đường kính gỗ tròn:

    x1 : 18,2% - 35% = -16,8% x2 : 48% - 55% = -7% x3 : 33,8% - 10% = +23,8%

    Qua các ví dụ trên cho ta thấy: X1, 2 ... n biến động thì Z1, 2 ... n biến động và Z cũng biến động.

    Mục B: Nội dung về tỷ lệ kết cấu quy cách sản phẩm.

     

    - Trong chỉ tiêu đã ghi:

    Điểm 1: b) Bình quân chuẩn chia theo cỡ gỗ xẻ.

    Điểm 3: Tỷ lệ kết cấu quy cách gỗ xẻ chia theo cấp đường kính gỗ tròn tham gia xẻ. Nay nói rõ thêm:

     - Gỗ xẻ có kích thước càng lớn thì càng có giá trị cao, do đó, kết cấu các tỷ lệ bình quân trên là quy định giá trị bình quân tiêu chuẩn của tỷ lệ thành khí gỗ xẻ nhằm: đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất, chống việc sản xuất tuỳ tiện "lấy gỗ to cắt làm việc nhỏ, lấy gỗ dài cắt làm việc ngắn".

    - Các tỷ lệ trên là bình quân chuẩn chia theo cỡ gỗ xẻ và bình quân chia theo cấp đường kính gỗ tròn sẽ biến động tuỳ thuộc sự biến động của cấp đường kính gỗ tròn (áp dụng phương pháp tính ở điểm 4).

    Điểm 4: Phương pháp tính: Trong chỉ tiêu đã ghi: "Công thức tính tỷ lệ kết cấu sản phẩm" nay nói rõ thêm:

    - Công thức tính tỷ lệ kết cấu sản phẩm trong chỉ tiêu đã ghi có dạng toán học tổng quát như sau:

    Trong đó: X1, 2... n là tỷ lệ về số lượng gỗ tròn của từng cấp đường kính trong tổng số nguyên liệu.

    Ya1, 2... n, Yb1, 2... n, Ydnlà: tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm quy định cho từng cấp đường kính gỗ tròn.

    za1, 2... n, zb1, 2... n, ... zdn là: tích số tỷ lệ kết cấu về sản phẩm quy định cho từng cỡ gỗ xẻ của từng cấp đường kính gỗ tròn.    

    X là: tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ.  

    X = S x hay = x1 + x2 ... + xn   Z là: tỷ lệ kết cấu quy cách sản phẩm bình quân  

    Z = S z hay = za1, 2... n + zb1, 2... n ... + zdn  

    - Ta thay x và y bằng các dãy số và có kết quả của z như trong bảng đã ghi:

    Bảng 3 cỡ lớn:

     za1+ za2+ za3= za 9,45% + 18,7% + 3,85% = 32%

    Bảng 3 cỡ trung bình:

    zb1+ zb2+ zb3= zb 6,3% + 9,9% + 1,8% = 18%

    Bảng 3 cỡ nhỏ:

    zc1 + zc2 + zc3 = zc 2,45% + 4,4% + 0,75% = 7,6%

    Bảng 3 cỡ nan nẹp:                

    zd1 + zd2 + zd3 = zd 1,75% + 2,75% + 0,4% = 4,9%

    Tỷ lệ bình quân chung:

    Z = za + zb + zc + zd 62,5% = 32% + 18% + 7,6% + 4,9%

    (Bảng 4 và 5 cũng theo cách tính trên).

    - Trong cả 3 bảng số trên, tuy kết quả tỷ lệ khác nhau nhưng được coi là đạt chỉ tiêu có giá trị tương ứng như nhau. Nếu đạt trên mức quy định coi như vượt mức, ngược lại dưới mức quy định coi như hụt không hoàn thành nội dung của chỉ tiêu.

    - Lấy cỡ lớn của cả 3 bảng làm ví dụ:

    - Bảng 3 x cỡ lớn = 32% bình quân chuẩn.

    - Bảng 4 x cỡ lớn = 31,0855% cũng được coi là đạt bình quân chuẩn (32%) vì có biến số cấp đường kính gỗ tròn:

    Cỡ gỗ đường kính 25cm - 34cm: 49,8% - 35% = +14,8%

    Cỡ gỗ đường kính 35cm - 49cm: 37,5% - 55% = -17,5%

    Cỡ gỗ đường kính 50cm trở lên: 12,7% - 10% = +2,7%

    - Bảng 3 cỡ lớn = 34,247% cũng chỉ được coi là bảng bình quân chuẩn (32%) vì có biến số cấp đường kính gỗ tròn:

    Cỡ gỗ đường kính 25cm - 34cm: 18,2% - 35% = -16,8%

    Cỡ gỗ đường kính 35cm - 49cm: 48% - 55% = -7%

    Cỡ gỗ đường kính 50cm trở lên: 33,8% - 10% = +23,8%

    - Các cỡ khác cũng theo phương pháp phân tích trên.

     

    Mục C: Nội dung về phẩm chất gỗ xẻ:

     

    - Điểm 2: Trong chỉ tiêu đã ghi:

    "3 dạng khuyết tật của gỗ xẻ". Nay nói rõ thêm:

    + Khuyết tật do kỹ thuật mặt hàng: là do kỹ thuật trong quá trình xẻ gây ra như: dính ruột, lượn sóng, vát cạnh, kích thước không đều ở các cạnh dài, rộng, dày...

    + Khuyết tật tự nhiên: là do khuyết tật của gỗ cây mang sang như: mặt, bướu, ụ, rỗng ruột, xoắn thớ, vặn thớ, mạch trạch...

     + Khuyết tật do bảo quản: chia 2 phần, một phần do quá trình bảo quản của gỗ cây không chu đáo chuyển sang gỗ xẻ như: gỗ biến màu, mục ải, hà rỗng ruột, dập xước 2 đầu v.v... một phần do quá trình bảo quản gỗ xẻ gây ra như: biến màu trên mặt tấm gỗ, nứt, nẻ, cong vênh, mục ải, v.v... - Khuyết tật của gỗ xẻ rất phức tạp, về số lượng, mức độ khuyết tật sẽ có bản quy định sau.  

     

    Chương II Hao hụt tỷ lệ do quá trình pha, cắt lại sản phẩm

     

    Điểm 2: Trong chỉ tiêu đã ghi: "Được trừ thêm tỷ lệ do quá trình pha, cắt lại khẩu độ để phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng mục đích công trình". Nay nói rõ thêm:

    - Hiện nay tuy chưa có các tỷ lệ quy định chính thức của từng mặt hàng thuộc từng ngành. Để làm cơ sở cho sự thỏa thuận giữa hai bên mua và bán ta dựa vào các tổng kết sản phẩm của các ngành để áp dụng tỷ lệ hao hụt do quá trình pha, cắt lại khẩu độ sản phẩm như sau:

     - Đối với đồ mộc từ 15% đến 20% so với gỗ xẻ.

    - Kiến thiết cơ bản từ 12% đến 15% so với gỗ xẻ.

    - Tàu thuyền từ 25% đến 30% so với gỗ xẻ.

    - Yêu cầu kỹ thuật cao: (Xà điện, ván sàn v.v...) trên 30% so với gỗ xẻ. - Ví dụ: xẻ cho đồ mộc dạng sơ chế 1 (cắt đúng khẩu độ cho từng mặt hàng bàn, ghế, tủ, giường, v.v.) sau đó chỉ còn bào, đục, lắp ráp là xong).

    + 100m3 gỗ tròn = 62,500m3 gỗ xẻ = 62,5%

    Pha, cắt lại khẩu độ được trừ thêm 15% hao hụt, cách tính như sau:    

    62,5% - 9,375% = 53,125% giao cho đồ mộc.  

     

    Chương III Trách nhiệm thi hành

     

    Điểm I: Trong chỉ tiêu đã ghi: "Bản chỉ tiêu này phải được phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công nhân trong các khâu chế biến gỗ, các cấp, các bộ môn khác trong toàn ngành lâm nghiệp". Nay nói rõ thêm:

    - Trước hết phải quán triệt tầm quan trọng, yêu cầu cấp thiết của việc tiết kiệm gỗ. Nếu không chấm dứt tình trạng quản lý tuỳ tiện, lạc hậu như hiện nay thì không thực hiện được tốt chỉ tiêu thành khí gỗ xẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân.

    - Cần được phổ biến học tập sâu rộng trong các cấp, các ngành có liên quan. Có liên hệ kiểm điểm từ trên xuống dưới. Đối tượng chủ yếu là cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất. Phải tuỳ từng đối tượng để định trọng tâm học tập và kiểm điểm.

    Ví dụ:

    + Đối với cán bộ kỹ thuật thì kiểm điểm liên hệ và có biện pháp khắc phục về kỹ thuật và khoa học pha chế gỗ, sử dụng và chọn thiết bị, dây chuyển sản xuất, v.v. để đạt được tỷ lệ thành khí cao.

    + Đối với công nhân sản xuất thì thực hiện đúng quy trình sản xuất, thao tác kỹ thuật, có ý thức tự giác về sử dụng tiết kiệm nguyên liệu vào chế biến, bảo đảm chỉ tiêu cụ thể về thành phẩm do xí nghiệp quy định.

    + Đối với nhân viên thống kê, chính xác số liệu.

    + Đối với thủ kho, chính xác trong giao nhận, lập số liệu ban đầu.

    + Đối với giám đốc, quản đốc phân xưởng thì quản lý và tổ chức tốt toàn diện để thực hiện tốt chỉ tiêu.

    + Đối với cơ quan chủ quản cấp trên dựa vào chức năng cụ thể của mình để kiểm điểm liên hệ, v.v... - Yêu cầu chủ yếu làm cho mọi người thông suốt chủ trương, thấy rõ trách nhiệm, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành đúng đắn. Tuy căn bản phải dựa vào sự giác ngộ của quần chúng, song phải thấy rõ đây là chế độ, pháp luật của Nhà nước để có mọi biện pháp cụ thể về hành chính, kinh tế để bảo đảm tốt việc thực hiện chỉ tiêu. Thông tư này, Tổng cục mới chỉ nêu lên một số điểm cần thiết để hướng dẫn việc thi hành bản "Chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ". Trong quá trình thực hiện có gì mắc mớ hoặc cần góp ý, các ty, lâm trường có công văn về Tổng cục (qua Vụ chỉ đạo sản xuất) để tìm tòi xây dựng hoàn chỉnh hơn.

    - Các ty, lâm trường cần phải có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị điều kiện mọi mặt về công tác quản lý bao gồm:

    - Quản lý về kinh tế chế biến gỗ;

    - Quản lý kỹ thuật và công nghệ chế biến gỗ và nghiêm chỉnh chấp hành bản chỉ tiêu trên.
     
    Báo quản trị |  
  • #6343   09/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    KL

    Còn cái quyết định 405 ngày 08/6/1988 của Bộ Lâm nghiệp Ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật cưa xẻ gỗ và sản xuất hàng mộc mà bạn hỏi tôi có quyết định đó nhưng không tìm cách nào đưa lên đây được
     
    Báo quản trị |  
  • #6344   10/11/2008

    haktbeeahn1229
    haktbeeahn1229

    Chồi

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:29/07/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Rất tiếc bạn đã hiểu sai ý 2 của tôi !
    Tôi muốn tìm "văn bản mới nhất" thay thế hoặc mới ban hành quy định về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ mà. 
    "Còn cái quyết định 405 ngày 08/6/1988 của Bộ Lâm nghiệp Ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật cưa xẻ gỗ và sản xuất hàng mộc mà bạn hỏi tôi có quyết định đó nhưng không tìm cách nào đưa lên đây được "
    Bạn ơi, làm thế nào bây giờ tôi đang rất cần nó..hiccccccccccccc !
    Gửi email được ko bạn : haktbeeahn1229@yahoo.com 0936964914
    Tôi làm ktoán cho 1 DN kinh doanh và chế biến lâm sản - DN mới thành lập, mua gỗ tròn về sx cửa sổ, cửa đi, gỗ ván khuôn, đà nẹp,....
    Hay bạn có cái văn bản nào mới hơn nói về vấn đề đó, bạn cho tôi đi !?

    Ha Tung

     
    Báo quản trị |  
  • #6345   10/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    ok

    Tôi đã mất một buổi đi chơi cùng bạn gái để ngồi gõ lại up lên cho bạn đấy.
    Trả công gì tôi bây giờ?

     
    Báo quản trị |  
  • #6346   11/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Trời ơi! bạn không nói trước. Tôi mất công rất nhiều rồi

    BỘ LÂM NGHIỆP

     

    Số 405/VKT

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnhnh phúc


    Hà Nội ngày 08 tháng 6 năm 1988

    QUYẾT ĐỊNH

    Ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật c­a xẻ gỗ và sản xuất hàng mộc

    BỘ TRƯ­ỞNG BỘ LÂM NGHIỆP

               - Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 09 tháng 02 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà n­ớc;

    - Xét đề nghị của ông Viện trưởng Viện kinh tế lâm nghiệp và kết luận của Hội đồng định mức Bộ Lâm nghiệp.

    QUYẾT ĐỊNH            

    Điều 1: Nay ban hành tạm thời tập định mức kinh tế kỹ thuật: C­a xẻ gỗ và sản xuất hàng mộc, áp dụng thống nhất trong toàn ngành lâm nghiệp.

    Điều 2: Tập định mức kinh tế kỹ thuật C­a xẻ gỗ và sản xuất hàng mộc được sử dụng làm căn cứ giao khoán sản phẩm, lập kế hoạch, hoạch toán kinh tế và quản lý trong ngành thay thế các định mức về c­a xẻ gỗ, sản xuất hàng mộc đã ban hành trước đây.

    Điều 3: Ông Viện trưởng Viện kinh tế lâm nghiệp chịu trách nhiệm h­ớng dẫn áp dụng và tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện tập định mức trên./.

     

     

    KT. BỘ TR­ƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP

    Thứ trưởng

     

    Đã ký: Tô Văn Bình

     

     PHẦN THỨ HAI

    ĐỊNH MỨC VẬT TƯ­ KỸ THUẬT

    A. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU GỖ TRÒN

    (Theo Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp số 101 LNQĐ ban hành ngày 04/2/1971)

    I. GỖ XẺ XÂY DỰNG CƠ BẢN

    1. Bình quân chung:

    Bình quân cho các cỡ gỗ tròn có đường kính từ 25 cm trở lên số lượng tỷ lệ có chỉ số chung là 62,5% thành phần gỗ xẻ, tức là cứ 1m3 gỗ tròn đạt được 0,625m3 gỗ xẻ phải sử dụng1,6m3 gỗ tròn.

    2. Bình quân chia theo cấp đường kính gỗ tròn:

    - Gỗ tròn có đường kính 25cm - 24cm = 57% thành phẩm gỗ xẻ.

    - Gỗ tròn có đường kính 35cm - 49cm = 65% thành phẩm gỗ xẻ.

    - Gỗ tròn có đường kính 50cm trở lên = 68% thành phẩm gỗ xẻ.

    (Riêng gỗ tròn có đường kính dưới 24 cm trở xuống có quy định riêng)

    3. Kết cấu của các cấp đường kính trong tổng số gỗ tròn đ­a vào xẻ đạt gỗ thành khí 62,5%.

    - Cỡ gỗ tròn đường kính 25 cm - 34 cm = 35%.

    - Cỡ gỗ tròn đường kính 35 cm + 49 cm = 55%.

    - Cỡ gỗ tròn đường kính 50 cm + trở lên = 10%.

    Cộng = 100%

    - Tỷ lệ từng cỡ gỗ tròn biến động thì tỷ lệ bình quân gỗ xẻ cũng biến động và có số tương ứng với giá trị bình quân chuẩn.

    4. Phư­ơng pháp tính tỷ lệ bình quân:

    Công thức tính:

    Qi*i 

    =

    Tỷ lệ tương ứng với giá trị bình quân chuẩn

    MQi

     

    Trong đó:

    Qi: Khối lượng gỗ tròn cấp đường kính i tham gia xẻ.

    i : Tỷ lệ thành khí chuẩn quy định cho cấp đường kính i.

    MQi: Tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ.

     5. Tỷ lệ 62,5% biến động lên xuống tuỳ theo biến động của cỡ đường kính gỗ tròn thấp nhất là 57%, cao nhất là 68%.

     6. Quy định về tỷ lệ kết cấu quy cách gỗ xẻ bình quân:

    a. Tổng số về số lượng tỷ lệ thành khí gỗ xẻ = 62,5%

    b. Bình quân chia theo cỡ gỗ xẻ bao gồm:

    - Gỗ xẻ cỡ lớn = 32%

    - Gỗ xẻ cỡ trung bình = 18%

    - Gỗ xẻ cỡ nhỏ = 7,6%

    - Gỗ xẻ cỡ nan nẹp = 4,9%

     7. Quy định về kích thư­ớc chung cho 4 cỡ gỗ xẻ:

    a. Gỗ xẻ cỡ lớn.

    - Gỗ xẻ hộp: Vuông từ 11cm trở lên, dài 300 cm trở lên.

    - Gỗ xẻ ván: Rộng từ 25cm trở lên, dài từ 300 cm trở lên.

    - Nếu chiều dài dư­ới quy định trên thì được xếp xuống cỡ trung bình.

    b. Gỗ xẻ cỡ trung bình:

    - Gỗ xẻ hộp: Vuông từ 7cm - 10cm, dài 200 cm trở lên.

    - Gỗ xẻ ván: Rộng từ 15cm - 21cm, dài từ 200 cm trở lên.

    - Nếu chiều dài d­ưới quy định trên thì được xếp xuống cỡ nhỏ.

    c. Gỗ xẻ cỡ nhỏ:

    - Gỗ xẻ hộp: Vuông từ 5cm - 6cm, dài 60 cm trở lên.

    - Gỗ xẻ ván: Rộng từ 6cm - 14cm, dài từ 60 cm trở lên.

    - Nếu chiều dài d­ưới quy định trên thì được xếp xuống cỡ nan nẹp.

    d. Cỡ nan nẹp:

    - Rộng từ 2cm - 5,5cm

    - Dày từ 2,5cm trở xuống

    - Dài từ 40cm trở lên

    - Quy định phân biệt giữa gỗ ván và gỗ hộp.

    - Gỗ hộp có chiều rộng nhỏ hơn 3 lần chiều dày.

    - Gỗ ván có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3 lần chiều dày.

    - Cách vận dụng để xếp vào 4 cỡ gỗ tròn: Gỗ hộp lấy cạnh lớn nhất của tiết diện 2 đầu thanh gỗ ứng với cạnh lớn nhất thuộc cỡ nào trong quy định. Còn cạnh kia nhỏ hơn kích th­ớc quy định thì vẫn được xếp vào cỡ đó.

     8. Quy định về tỷ lệ kết cấu quy cách gỗ xẻ chia theo cấp đường kính gỗ tròn có tham gia xẻ:

    GỖ TRÒN

    GỖ XẺ

    Cấp đư­ờng kính

    Cỡ lớn

    Cỡ trung bình

    Cỡ nhỏ

    Nan nẹp

    Cộng

    25cm - 34cm

    27%

    18%

    7%

    5%

    57%

    35cm - 49cm

    34%

    18%

    8%

    5%

    65%

    50cm trở lên

    38,5%

    18%

    7,5%

    4%

    68%

    Bình quân

    32%

    18%

    7,5%

    4,9%

    62,5%

     9. Độ co dãn của tỷ lệ cết cất quy cách sản phẩm biến động lên xống tuỳ theo biến động của cỡ đường kính gỗ tròn(to, nhỏ):

    - Cỡ gỗ xẻ lớn: Thấp nhất 27%, cao nhất 38%.

    - Cỡ gỗ xẻ trung bình: 18%.

    - Cỡ gỗ xẻ nhỏ: thấp nhất 7% cao nhất 8%.

    - Cỡ gỗ xẻ nan nẹp: thấp nhất 4% cao nhất 5%.

    10. Điều kiện bắt buộc:

    Điều kiện bắt buộc khi thực hiện nội dung tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm như­ sau:

    a. Gỗ xẻ cỡ lớn+ cỡ trung bình tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm gỗ xẻ chỉ được phép bằng hoặch lớn hơn quy định.  Cỡ lớn 32%, cỡ trung bình 18%. Cộng cả hai 50% bình quân.

    b. Gỗ xẻ cỡ nhỏ + nan nẹp tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm chỉ được phép bằng hoặc nhỏ hơn quy định. Cỡ nhỏ 7,6%, cỡ nan nẹp 4,9%, cộng cả hai 12,5% bình quân.

     II. GỖ VÁN SÀN

    - 1m3 gỗ ván sàn sử dụng 3m3 gỗ tròn.

     III. GỖ XẺ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ GỖ TRÒN CÓ Đ­ƯỜNG KÍNH NHỎ HƠN 25CM.

    - 1m3 gỗ xẻ sử dụng 2,5m3 gỗ tròn.

     B. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG GỖ XẺ CHO CÁC SẢN PHẨM MỘC

    (Đơn vị tính m3 gỗ xẻ sản phẩm)

    TT

    Tên sản phẩm

    kích th­ớc

    (mm x mm x mm)

    Định mức

    I

    Nhóm bàn

     

     

    1

    Bàn làm việc 1 ô kéo

    1300*700*800

    0,0656

    2

    Bàn làm việc 2 ô kéo

    1300*1000*800

    0,0553

    3

    Bàn làm việc  1 buồng

    1300*780*800

    0,1012

    4

    Bàn làm việc 2 buồng

    1400*780*800

    0,1660

    5

    Bàn sa lông

    1000*550*500

    0,0358

    6

    Bàn ăn

    700*700*700

    0,0244

    II

    Nhóm ghế

     

     

    7

    Ghế sa lông

    500*550*300

    0,0307

    8

    ghế tựa 3 nan

    420*400*830

    0,0143

    9

    ghế đẩu

    300*300*450

    0,0071

    III

    Nhóm gi­ường

     

     

    10

    Gi­ường đôi môđét

    1900*1600*550

    0,2297

    11

    Gi­ường hộp đôi

    1900*1600*480

    0,1240

    12

    Gi­ường hộp cá nhân

    1900*1000*550

    0,0747

    13

    Giư­ờng cá nhân song tròn

    1900*850*800

    0,775

    IV

    Nhóm tủ

     

     

    14

    Tủ hồ sơ

    1200*450*1800

    0,1787

    15

    Tủ gia đình

    1200*550*1800

    0,2182

    16

    Tủ cá nhân

    980*600*1100

    0,0615

    17

    Chạn đựng thức ăn

    900*500*1400

    0,0792

     

     Cố gắng dịch nha hay để tôi email cho bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #6347   11/11/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    xmen_8711 viết:
    Tôi đã mất một buổi đi chơi cùng bạn gái để ngồi gõ lại up lên cho bạn đấy.
    Trả công gì tôi bây giờ?



    Chà, té ra là "cụ chuyên gia lâm nghiệp" còn ... trai tơ à? Hay là cụ đi "ăn phở" đới?

    Mà cụ gõ bằng cái font gì mà tui đọc hổng có nổi!
     
    Báo quản trị |  
  • #6348   11/11/2008

    haktbeeahn1229
    haktbeeahn1229

    Chồi

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:29/07/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


     Anh Cường vui tính ghê !

    Ha Tung

     
    Báo quản trị |  
  • #6349   11/11/2008

    haktbeeahn1229
    haktbeeahn1229

    Chồi

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:29/07/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    xmen_8711 viết:
    Tôi đã mất một buổi đi chơi cùng bạn gái để ngồi gõ lại up lên cho bạn đấy.
    Trả công gì tôi bây giờ?

    Cảm ơn A Trình đã trợ giúp nhé !
    - đây : quà tặng cho bạn gái anh
      - còn đây là trả công cho anh
     - còn đây : cho cả hai người luôn ! và lời chúc HAPPY

    Ha Tung

     
    Báo quản trị |  
  • #6350   11/11/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Ai có quyền sửa nội dung trong cái topic này thì vô sửa dùm đi.
    Chỉ cần edit rồi chuyển Font UNICODE là hết bị à

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #6351   11/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Rắc rối quá

    Tôi gõ trên Worl khi copy sang chẳng được. Có ai có quyền chỉnh sửa thì chỉnh giúp đi
     
    Báo quản trị |  
  • #6352   11/11/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Kiểm tra lại công thức!

    Tui đã chỉnh sửa và định dạng font cho vb này rồi! Nhưng tui tìm hoài MQi  mà  không biết  nằm ở đâu.
    xmen_8711 xem lại công thức vậy đúng chưa giúp nhé. Nếu chưa chính xác nhắn tui sửa lại cho
     
    Báo quản trị |  
  • #6353   11/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Kiểm tra lại công thức!

    Tôi đã ngồi xem lại rất kỹ và gõ lại nguyên văn QĐ đó  rồi mà.
     
    Báo quản trị |  
  • #6354   11/11/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Không thấy!

    Tui copy ra word, rồi chuyển font. Nhưng không thấy có MQi, tưởng tui làm mất, nhìn lại vào bài viết của  bạn không có!
    Bạn kiểm tra lại  nhé! Rồi gửi lại công thức, tui chỉnh sửa vào vb trên nhé!   
     
    Báo quản trị |  
  • #6355   11/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Công thức

    Chào bạn
    Tôi gõ lại 100% là thật nội dung của QĐ có trong tài liệu. Công thức là Qi.i = Tỷ lệ tương ứng với giá trị bình quân chuẩn.
    Qi

    Trong đó:
    - Qi: Khối lượng gỗ tròn cấp đường kính i tham gia xẻ.
    - i: Tỷ lệ thành khí chuẩn quy định cho cấp đường kính i.
    - MQi: Tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ


    Qi, i thì rõ rồi đúng không. còn M là ký hiệu của khối lượng
    Tôi đã kiểm tra và không có sai sót gì đâu

     
    Báo quản trị |  
  • #6356   11/11/2008

    haktbeeahn1229
    haktbeeahn1229

    Chồi

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:29/07/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Dựa vào Thông tư số 10-LN/SX ngày 08 tháng 02 năm 1971 của Tổng Cục Lâm Nghiệp thì công thức đó là (Qi x i)/MQi
    Theo Thông tư số 10-LN/SX thì các ký hiệu : Qi, i, MQi lần lượt được thay thế là X1,2.., Y12..n, và X

    Ha Tung

     
    Báo quản trị |  
  • #6357   04/06/2009

    nevergain_tmp
    nevergain_tmp

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi. Em cần tìm một chút tài liệu về các tiêu chuẩn về gỗ xẻ ( tiêu chuẩn việt nam, và tiêu chuẩn malaysia về các khuyết tật gỗ ý) các bác có post em biết với nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #6358   05/06/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    nevergain_tmp viết:
    Cho em hỏi. Em cần tìm một chút tài liệu về các tiêu chuẩn về gỗ xẻ ( tiêu chuẩn việt nam, và tiêu chuẩn malaysia về các khuyết tật gỗ ý) các bác có post em biết với nhé

    Hơ ... cậu àh. Tớ có bản phô tô rồi, cái này tớ cũng lang thang đi tìm trên mạng suốt mà không thấy đâu
     
    Báo quản trị |  
  • #6359   21/08/2009

    dungngotri
    dungngotri

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có anh chị nào có các định mức về sản phẩm khuôn , cánh cửa các loại không nhỉ :
    Ví dụ
    1m2 cửa Pa nô gỗ , Panô kính , kính     = ?m3 gỗ , m2 kính, kg sơn , nhân công..............
    xin cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #6360   15/12/2009

    vuthimai
    vuthimai

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giúp cách tính 1 cái bàn ra m3 gỗ ah.

    Chào cả nhà, Cả nhà ơi cho em biết cách quy đổi từ cái bàn, cái tủ, và nhiều vật dụng khác từ thành phẩm quy đổi ra m3 gỗ đã làm. Giúp em gấp mới, em ko biết cách tính của bảng định mức theo thông tư ở trên ah.
     
    Báo quản trị |