Văn bản công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #494105 13/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Văn bản công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại của thể chế công chứng trong đời sống xã hội. Tại sao các hợp đồng, giao dịch (đặc biệt là các hợp đồng, giao dịch về bất động sản) cần phải được công chứng? Nói cách khác, các bên hợp đồng giao dịch có được lợi ích gì khi qua thủ tục công chứng?

    Theo thông lệ của các nước có hệ thống công chứng La tinh, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành. Gía trị thi hành và giá trị chứng cứ của văn bản công chứng thể hiện ở chỗ: các hợp đồng, giao dịch đã được công chứng thì có hiệu lực thi hành đối với các bên trong hợp đồng, giao dịch đó và có hiệu lực với người thứ ba. Nếu vì một lý do nào đó mà một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

    Trong trường hợp muốn bác bỏ hiệu lực của văn bản công chứng thì phải kiện ra tòa án và khi đó thì các tình tiết, sự kiện đã ghi trong hợp đồng, giao dịch đó sẽ trở thành chứng cứ hiển nhiên trước tòa, không cần phải xác minh, người muốn bác bỏ nó phải xuất trình được chứng cứ ngược lại. Đặc điểm nêu trên của văn bản công chứng có ý nghĩa rất lớn thể hiện vai trò phòng ngừa, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên trong hợp đồng, giao dịch, đồng thời hạn chế được rất nhiều các vụ kiện tụng ra Tòa án, gây tốn kém, lãng phí.

                                                      

    Luật Công chứng 2014 cũng ghi nhận rõ vấn đề trên tại các khoản 2, khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014:

    “Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

    3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

    ...”

    Như vậy, hợp đồng, giao dịch đã được công chứng sẽ có hai giá trị pháp lý cơ bản sau: Một là, giá trị chứng cứ không phải chứng minh trước Tòa án. Hai là, giá trị thi hành của văn bản công chứng.

     
    6810 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận