Chào anh, về vấn đề mà anh hỏi, có thể tham khảo ý kiến như sau:
Bãi bỏ là một trong các hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được phát hiện trong quá trình kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, được thực hiện bởi các cơ quan, người có thẩm quyền.
Mà theo cách hiểu tương đối thống nhất hiện nay thì bãi bỏ là “bỏ đi, không thực hiện nữa”. Trong ban hành văn bản pháp luật, đối tượng áp dụng hình thức bãi bỏ là các văn bản quy phạm pháp luật có một trong những khiếm khuyết như:
- Nội dung văn bản không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.
- Nội dung văn bản không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
- Phần lớn nội dung không đảm bảo quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động của văn bản hoặc không phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh.
- Phần lớn nội dung văn bản không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
- …
Theo đó, có thể khẳng định rằng, việc bãi bỏ một văn bản quy phạm pháp luật là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố một văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hết hiệu lực thi hành và không còn giá trị áp dụng nữa.