Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #318791 16/04/2014

    dhnhan95ulaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính

    Chào các anh chị và các bạn

    Em đang học năm nhất và có một số vướng mắc với môn luật tố tụng hành chính. Trong buổi thảo luận môn này, giảng viên có đưa ra 2 vấn đề khá thú vị về thực tiễn xét xử của án hành chính. Hi vọng có thể nhận đc sư giải đáp từ các anh chị và các bạn trong danluat về vấn đề này.

    1.Tại sao trong thực tiễn hiếm khi người bị kiện thuê luật sư tham gia tố tụng hành chính với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho mình. (Chẳng hạn như Chủ tịch UBND quận X ban hành quyết định thu hồi đất với ông A. Ông A không đồng ý nên khởi kiện vụ án hành chính ra tòa. Và trong thực tiễn ta thấy hầu như không bao giờ người bị kiện là các cơ quan nhà nước hay cá nhân có thẩm quyền thuê luật sư để biện hộ cho mình bao giờ)

    2.Trong trường hợp vì khả năng tài chính chỉ cho phép đương sự thuê mướn 1 trong hai người tham gia tố tụng sau

    a. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

    b. Người đại diện theo ủy quyền

    Ta nên tư vấn cho đương sự lựa chọn người tham gia tố tụng nào để có lợi hơn?

     

     
    9781 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #318844   16/04/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn dhnhan95ulaw.

    1.Tại sao trong thực tiễn hiếm khi người bị kiện thuê luật sư tham gia tố tụng hành chính với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho mình. (Chẳng hạn như Chủ tịch UBND quận X ban hành quyết định thu hồi đất với ông A. Ông A không đồng ý nên khởi kiện vụ án hành chính ra tòa. Và trong thực tiễn ta thấy hầu như không bao giờ người bị kiện là các cơ quan nhà nước hay cá nhân có thẩm quyền thuê luật sư để biện hộ cho mình bao giờ)

    Lý do :

    +Người bị kiện là các "chuyên gia" trong lĩnh vực mà họ phụ trách, mặc định là họ phải nắm vửng các quy định trong lĩnh vực phụ trách mà họ bị kiện nên lý do gì phải thuê luật sư.

    + Các cơ quan hành chính hoạt động bằng tiền ngân sách,phải dự toán từ năm trước thì năm sau mới có tiền để xài cho khoản đó. Năm trước thì họ không thể "dự toán" là năm sau sẽ bị kiện được.

    2.Trong trường hợp vì khả năng tài chính chỉ cho phép đương sự thuê mướn 1 trong hai người tham gia tố tụng sau

    Ta nên tư vấn cho đương sự lựa chọn người tham gia tố tụng nào để có lợi hơn?

    a. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp : phải là luật sư nên am hiểu pháp luật và chuyên môn cao hơn, được nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ kiện. nhưng chi phí thù lao cao

    b. Người đại diện theo ủy quyền : là người nào cũng được miễn là đáp ứng điều kiện nhận UQ, nên chuyên môn không cao bằng luật sư (về nguyên tắc còn thực tế thì tùy) và chi phí thù lao thấp hơn.

    Do đó nếu thấy cần quyết liệt "ăn thua" thì thuê luật sư (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp). Nếu biết chắc chắn kết quả : thắng chắc, thua chắc hoặc ít tiền thì UQ cho khõe và rẽ. 

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 16/04/2014 08:00:50 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    dhnhan95ulaw (17/04/2014)
  • #318885   16/04/2014

    dhnhan95ulaw
    dhnhan95ulaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn dhnhan95ulaw.

    1.Tại sao trong thực tiễn hiếm khi người bị kiện thuê luật sư tham gia tố tụng hành chính với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho mình. (Chẳng hạn như Chủ tịch UBND quận X ban hành quyết định thu hồi đất với ông A. Ông A không đồng ý nên khởi kiện vụ án hành chính ra tòa. Và trong thực tiễn ta thấy hầu như không bao giờ người bị kiện là các cơ quan nhà nước hay cá nhân có thẩm quyền thuê luật sư để biện hộ cho mình bao giờ)

    Lý do :

    +Người bị kiện là các "chuyên gia" trong lĩnh vực mà họ phụ trách, mặc định là họ phải nắm vửng các quy định trong lĩnh vực phụ trách mà họ bị kiện nên lý do gì phải thuê luật sư.

    + Các cơ quan hành chính hoạt động bằng tiền ngân sách,phải dự toán từ năm trước thì năm sau mới có tiền để xài cho khoản đó. Năm trước thì họ không thể "dự toán" là năm sau sẽ bị kiện được.

    2.Trong trường hợp vì khả năng tài chính chỉ cho phép đương sự thuê mướn 1 trong hai người tham gia tố tụng sau

    Ta nên tư vấn cho đương sự lựa chọn người tham gia tố tụng nào để có lợi hơn?

    a. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp : phải là luật sư nên am hiểu pháp luật và chuyên môn cao hơn, được nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ kiện. nhưng chi phí thù lao cao

    b. Người đại diện theo ủy quyền : là người nào cũng được miễn là đáp ứng điều kiện nhận UQ, nên chuyên môn không cao bằng luật sư (về nguyên tắc còn thực tế thì tùy) và chi phí thù lao thấp hơn.

    Do đó nếu thấy cần quyết liệt "ăn thua" thì thuê luật sư (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp). Nếu biết chắc chắn kết quả : thắng chắc, thua chắc hoặc ít tiền thì UQ cho khõe và rẽ. 

     

    Chào anh hungmaiusa

    Trước tiên xin cảm ơn anh đã dành thời gian trả lời câu hỏi của em

    Em xin nói về câu hỏi thứ 2 trước là nên thuê người nào. Về bản chất thì những ý kiến của anh đưa ra rất hợp lí. Nhưng ý của giảng viên đưa ra câu hỏi này em nghĩ rằng không phải là so sánh xem ai có trình độ chuyên môn cao hơn. Suy đoán của em ở câu hỏi này là về mặt pháp lý, người khởi kiện có thể thuê luât sư ( hoặc 1 người nào đó thuộc 1 trong những người được quy định tại mục người bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp) nhưng người này sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền chứ không phải với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong phiên tòa. Nói ngắn gọn là người khởi kiện sẽ cho luật sư làm người đại diện theo ủy quyền của mình. Vậy điều này theo anh có lợi hơn so với việc thuê luật sư nhưng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự không?

    Còn về câu thứ nhất, thật ra trong thực tiễn xét xử em thấy rất ít khi nào 1 người đứng đầu (chẳng hạn như Chủ tịch UBND) ra tòa cả mà sẽ ủy quyên lại cho người khác, nên khó mà nói người đó sẽ là "chuyên gia" trong lĩnh vực này.

    Còn cái ý dự toán ngân sách thì em thấy rất thú vi, cảm ơn anh rất nhiều. Hi vọng được nghe giải đáp thêm từ anh cũng như các anh chị khác trong diễn đàn

     
    Báo quản trị |  
  • #318921   17/04/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn dhnhan95ulaw.

    Suy đoán của em ở câu hỏi này là về mặt pháp lý, người khởi kiện có thể thuê luât sư ( hoặc 1 người nào đó thuộc 1 trong những người được quy định tại mục người bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp) nhưng người này sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền chứ không phải với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong phiên tòa. Nói ngắn gọn là người khởi kiện sẽ cho luật sư làm người đại diện theo ủy quyền của mình. Vậy điều này theo anh có lợi hơn so với việc thuê luật sư nhưng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự không?

    Nếu cùng một người thì nên nhờ họ làm người đại diện vì luật sư làm người đại diện thì về thực chất họ thực hiện cùng lúc cả 2 công việc là người bảo vệ quyền và lợi ích; đồng thời là đương sự.

    Trong thực tế thì luật sư (có tiếng) ít khi chịu làm đại diện vì mất nhiều thời gian và công sức : phải tìm và cung cấp chứng cứ; làm tự khai; tham gia đối thoại . . . . do đó không thể có việc làm đại diện mà vẫn cùng mức thù lao được.

    Còn về câu thứ nhất, thật ra trong thực tiễn xét xử em thấy rất ít khi nào 1 người đứng đầu (chẳng hạn như Chủ tịch UBND) ra tòa cả mà sẽ ủy quyên lại cho người khác, nên khó mà nói người đó sẽ là "chuyên gia" trong lĩnh vực này.

    Bạn có sự mâu thuẩn trong lập luận rồi vì vấn đề bạn đặt ra là "Thuê" luật sư hoặc người khác. Còn việc UQ cho cấp dười là việc nội bộ rồi và không thuộc vấn đề bạn đặt ra : những người đó không thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được nên không đặt ra vấn đề lựa chọn.

    Chủ Tịch không chắc là chuyên gia nhưng họ chỉ là người ký; Về bản chất thì các cơ quan giúp việc, chuyên môn của UB mới là người bị kiện và Chủ Tịch thường cử các chuyên viên đó tham gia tố tụng. Ví dụ : UQ cho Trưởng Phòng Tài Nguyên Môi Trường; Trưởng phòng kinh tế . . . .

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    dhnhan95ulaw (17/04/2014)
  • #319382   18/04/2014

    dhnhan95ulaw
    dhnhan95ulaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn dhnhan95ulaw.

    Suy đoán của em ở câu hỏi này là về mặt pháp lý, người khởi kiện có thể thuê luât sư ( hoặc 1 người nào đó thuộc 1 trong những người được quy định tại mục người bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp) nhưng người này sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền chứ không phải với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong phiên tòa. Nói ngắn gọn là người khởi kiện sẽ cho luật sư làm người đại diện theo ủy quyền của mình. Vậy điều này theo anh có lợi hơn so với việc thuê luật sư nhưng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự không?

    Nếu cùng một người thì nên nhờ họ làm người đại diện vì luật sư làm người đại diện thì về thực chất họ thực hiện cùng lúc cả 2 công việc là người bảo vệ quyền và lợi ích; đồng thời là đương sự.

    Trong thực tế thì luật sư (có tiếng) ít khi chịu làm đại diện vì mất nhiều thời gian và công sức : phải tìm và cung cấp chứng cứ; làm tự khai; tham gia đối thoại . . . . do đó không thể có việc làm đại diện mà vẫn cùng mức thù lao được.

    Còn về câu thứ nhất, thật ra trong thực tiễn xét xử em thấy rất ít khi nào 1 người đứng đầu (chẳng hạn như Chủ tịch UBND) ra tòa cả mà sẽ ủy quyên lại cho người khác, nên khó mà nói người đó sẽ là "chuyên gia" trong lĩnh vực này.

    Bạn có sự mâu thuẩn trong lập luận rồi vì vấn đề bạn đặt ra là "Thuê" luật sư hoặc người khác. Còn việc UQ cho cấp dười là việc nội bộ rồi và không thuộc vấn đề bạn đặt ra : những người đó không thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được nên không đặt ra vấn đề lựa chọn.

    Chủ Tịch không chắc là chuyên gia nhưng họ chỉ là người ký; Về bản chất thì các cơ quan giúp việc, chuyên môn của UB mới là người bị kiện và Chủ Tịch thường cử các chuyên viên đó tham gia tố tụng. Ví dụ : UQ cho Trưởng Phòng Tài Nguyên Môi Trường; Trưởng phòng kinh tế . . . .

     

     

    Câu thứ nhất thì e đồng ý với anh (câu này cũng chưa có trải nghiệm thực tế nên không biết nhiều lắm )

    Câu thứ 2 thì nếu như a nói thì cho luật sư làm người bảo vệ vẫn tốt hơn chứ a. Nếu họ làm ng đại diện rồi thì đâu còn được thực hiện những quyền và nghĩa vụ được quy định riêng cho người bảo vệ trong tố tụng nữa vì về bản chất pháp luật trao quyền cho 2 đối tượng này khác nhau mà

     
    Báo quản trị |  
  • #319434   19/04/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Luật tố tụng hành chính :

    Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

    1. Cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    2. Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp hoặc do Toà án thu thập.

    3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án.

    4. Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

    5. Yêu cầu Toà án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    6. Tham gia phiên toà.

    7. Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

    8. Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng.

    9. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

    10. Đề nghị Toà án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

    11. Đối thoại trong quá trình Toà án giải quyết vụ án.

    12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

    13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

    14. Tranh luận tại phiên toà.

    15. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án.

    16. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

    17. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Toà án.

    18. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của Toà án.

    19. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án.

    20. Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.

    21. Nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

    22. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

    23. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Điều 55. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng;

    b) Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

    c) Tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

    d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;

    đ) Tranh luận tại phiên toà;

    e) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;

    g) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.

    So sánh thì thấy là quyền của đương sự còn rộng hơn quyền của luật sư (người có quyền và nghĩa vụ liê quan). Về thức chất thì người có quyền và nghĩa vụ liê quan là người thực hiện quyền "tự bảo vệ" của đương sự khoản 13, điều 49.

    Do đó khi làm người đại diện thì luật sư vẫn thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích đương sự được,thông qua quyền được tự bảo vệ của đương sự.

     
    Báo quản trị |