Ủy quyền với giám hộ

Chủ đề   RSS   
  • #77394 06/01/2011

    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ủy quyền với giám hộ

    Có vụ này cũng khá gay cấn mình gửi lên diễn đàn để các bạn cùng thảo luận

    Ông A có ủy quyền cho C thực hiện một công việc (việc riêng tư của ông A), thời hạn ủy quyền chỉ chấm dứt khi ông A có văn bản thu hồi.


    Được một thời gian ông A bị tai nạn, hôn mê đang sống đời sống thực vật. Vợ ông A (bà B) bèn ra đưa đơn ra tòa yêu cầu tòa tuyên bố ông A bị mất năng lực hành vi dân sự và chỉ định bà làm người giám hộ. Tòa đồng ý ra quyết định theo như yêu cầu.


    Bà A bèn thông báo cho C biết rằng bà muốn hủy bỏ việc ủy quyền nhưng C không chịu với lý luận rằng giấy ủy quyền kia vẫn còn giá trị hiệu lực, nội dung công việc không liên quan đến bà B, C vẫn bảo đảm quyền lợi của ông A và theo câu chữ trên giấy ủy quyền thì giấy ủy quyền chỉ chấm dứt hiệu lực khi ông A có văn bản gửi cho C.


    Theo các bạn thì bà B có thể hủy việc ủy quyền đó không? căn cứ pháp lý hay lý luận để bà B làm việc đó.
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 08/01/2011 12:36:41 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    19930 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #77410   06/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo em bà B hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy bỏ việc ủy quyền giữa ông A và ông C. Căn cứ điểm c khoản 2 điều 147 BLHS:

    2. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
    ...
    c. Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #77412   06/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Đồng ý với boyluat là căn cứ theo  Căn cứ điểm c khoản 2 điều 147 BLDS:

     

    2. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:...

    c. Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    Nhưng theo cái này thì việc ủy quyền đã hoàn toàn bị chấm dứt chứ không chờ đến lúc bà B yêu cầu hủy bỏ việc ủy quyền nữa.

    Nhân bài này thì ai có thể giúp mình phân biệt giữa giám hộ với đại diện theo pháp luật với mình không hiểu cái này lắm!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 06/01/2011 12:33:11 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #77414   06/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Biết là việc này đương nhiên chấm dứt, nhưng vấn đề là: "Bà A bèn thông báo cho C biết rằng bà muốn hủy bỏ việc ủy quyền nhưng C không chịu với lý luận rằng giấy ủy quyền kia vẫn còn giá trị hiệu lực...". C không chấp nhận nên đương nhiên phải yêu cầu Tòa án thực hiện việc này rồi hanghell à.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #77418   06/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Hh Thanks #e36c09;">boyluat đã nhắc nhở!

     Mình nghĩ vẫn phải xét về việc bà A có thể hủy bỏ hợp đồng ủy quyền hay không.

     Theo khoản 3 điều 68 quyền của người giám hộ: người giám hộ có quyền đại diện cho người được  giám hộ trong việc thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người  được giám hộ.

     Cho nên mình nghĩ việc bà này có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng ủy quyền kia hay không  thì còn phải tùy vào nội dung hợp đồng là gì đã. đề bài nói đó là việc #7030a0;">riêng tư của ông A vậy việc  riêng tư này là gì? mình nghĩ việc này chỉ khi ảnh hưởng đến quyền lợi ích của ông A thì mới được  tòa án tuyên hủy bỏ việc ủy quyền. còn nếu việc này không ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của  ông A thì ....

    Còn về đương nhiên thì trong trường hợp này việc ủy quyền đã đương nhiên bị hủy bỏ vì ông A đã  mất năng lực hành vi dân sự!
     
    Báo quản trị |  
  • #77434   06/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào boyluat và hanghell

    Boyluat trả lời đúng về mặt pháp lý rồi nhưng bây giờ mới đến phần căng thẳng đây, nội dung ủy quyền đó là C hàng tháng tự động trích một khoản tiền khá lớn từ thu nhập hùn hạp kinh doanh từ tài sản riêng của ông A để gửi cho bà hai nuôi con.

    Nếu ủy quyền chấm dứt thì xem như mấy đứa con đó của ông sẽ phải sống thế nào? Bà hai sẽ phải đâm đơn ra tòa yêu cầu ông A phải thực hiện trợ cấp nuôi con?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #77442   06/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Unjustice viết:
    nội dung ủy quyền đó là #ff0000;">C hàng tháng #00b050;">tự động trích một khoản tiền khá lớn từ thu nhập hùn hạp kinh doanh từ tài sản riêng của ông A để gửi cho bà hai nuôi con.

    Nếu ủy quyền chấm dứt thì xem như mấy đứa con đó của ông sẽ phải sống thế nào? Bà hai sẽ phải đâm đơn ra tòa yêu cầu ông A phải thực hiện trợ cấp nuôi con?


    Em nghĩ anh muốn nói là A.. đúng ko ạ. Nhưng mà nếu với nội dung là
    #00b050;">tự động trích đó thì có nghĩa tài sản trích này là ông A cho bà C, và đây là một hợp đồng tặng cho tài sản hình thành trong tương lai chứ có phải hợp đồng ủy quyền đâu !?

    Khi đó thì hợp đồng này vẫn không hết hiệu lực và bà B là người đại diện cho ông A vẫn phải được tiếp tục thi hành chứ.

    Còn nếu nội dung ủy quyền là ông A cho phép bà C được
    #00b050;"> quản lý một số tiền trích từ lợi nhuận kinh doanh hàng tháng của mình để nuôi hai con của bà, thì đây mới là hợp đồng ủy quyền chứ nhỉ !? Nếu như thế thì HĐ này cũng sẽ chấm dứt như em đã trình bày.

    Em xin đoán mò nội dung tiếp theo: nếu hai con bà C là con chung giữa ông A và bà C thì bà B vẫn có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cho ông A.

    Nếu ông A xác định cái khoản trích kia là khoản cấp dưỡng hàng tháng thì bà B vẫn có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng này.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #77446   06/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Á à,

    C vô can ở đây, C chỉ là người tính và chia thu nhập hàng tháng (từ hoạt động kinh doanh) cho ông A, nên ông A viết giấy ủy quyền cho C tự động trích tiền để chuyển vào tài khoản của bà hai (ví dụ là bà D).


    Mà khổ nỗi khoản thu nhập này là bao nhiêu thì bà B (vợ lớn) cũng không nắm rõ. Bả chỉ biết phong phanh là C được ông A ủy quyền làm chuyện ấy.

    Bà B quản lý tài sản của ông A nên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ của ông A là đúng rồi. Vấn đề là chắc gì bà B chịu chi trợ cấp như trước.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #77722   07/01/2011

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo ý khiến của mình việc giữa ông A và C có tồn tại một hợp đông ủy quyền nên khi ông A bị Tòa tuyên bị mất năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng ủy quyền này sẽ chấm dứt theo khoản 4 Điều 589:
       hợp đồng ủy quyền chấm dứt trông các trường hợp:
     " Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết".
        Còn khi hợp đồng ủy quyền chấm dứt vì ông A có con riêng khi đó mình phải xem xét đến các điều kiện khác, có thỏa mãn hay không cho việc thực hiên nghĩa vụ cấp dưỡng.
     
    Báo quản trị |  
  • #77805   07/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    tinhvan259 viết:

        Còn khi hợp đồng ủy quyền chấm dứt vì ông A có con riêng khi đó mình phải xem xét đến các điều kiện khác, có thỏa mãn hay không cho việc thực hiên nghĩa vụ cấp dưỡng.

     Mình không hiểu tại sao #7030a0;">hợp đồng ủy quyền lại chấm dứt vì ông A có con riêng nghĩa là sao hả bạn #0070c0;">tinhvan259#92d050;">?
     
    Báo quản trị |  
  • #379956   20/04/2015

    vietansl
    vietansl

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    boyluat  "Em nghĩ anh muốn nói là A.. đúng ko ạ. Nhưng mà nếu với nội dung là #00b050;">tự động trích đó thì có nghĩa tài sản trích này là ông A cho bà C, và đây là một hợp đồng tặng cho tài sản hình thành trong tương lai chứ có phải hợp đồng ủy quyền đâu !? 


    Khi đó thì hợp đồng này vẫn không hết hiệu lực và bà B là người đại diện cho ông A vẫn phải được tiếp tục thi hành chứ. 

    Còn nếu nội dung ủy quyền là ông A cho phép bà C được
     #00b050;"> quản lý một số tiền trích từ lợi nhuận kinh doanh hàng tháng của mình để nuôi hai con của bà, thì đây mới là hợp đồng ủy quyền chứ nhỉ !? Nếu như thế thì HĐ này cũng sẽ chấm dứt như em đã trình bày. 

    Em xin đoán mò nội dung tiếp theo: nếu hai con bà C là con chung giữa ông A và bà C thì bà B vẫn có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cho ông A. 

    Nếu ông A xác định cái khoản trích kia là khoản cấp dưỡng hàng tháng thì bà B vẫn có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng này."

     

    trên phươn diện pháp lý thì ông A đã cam kết cho C là đại diện ủy quyền chứ có phải là hợp đồng tặng cho đâu. 2 cái hoàn toàn khác nhau mà bạn

     

     
    Báo quản trị |