Ủy quyền, phân quyền và phân cấp giống và khác nhau như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #120004 26/07/2011

    tutruonghung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Ủy quyền, phân quyền và phân cấp giống và khác nhau như thế nào?

    Xin hỏi luật sư: Ủy quyền, phân quyền và phân cấp giống và khác nhau chỗ nào? Người được ủy quyền, phân quyền, phân cấp có được ủy quyền, phân quyền, phân cấp cho người khác nữa không?
     
    54513 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tutruonghung vì bài viết hữu ích
    sunshine19 (10/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #120043   26/07/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Chào bạn!
    Theo quan điểm của mình ủy quyền là việc người có thẩm quyền ( sau đây gọi là người ủy quyền) bằng văn bản cụ thể trao quyền cho người được ủy quyền thực hiện 1 hoặc 1 số công việc thộc quyền hạn, trách nhiệm của mình.
    - Còn đối với phân cấp, phân quyền không phải thông qua 1 văn bản ủy quyền cụ thể mà có thể hiểu đó là các văn bản ( thường được thể hiện dưới dạng quyết định về việc phân công nhiệm vụ, bảng phân công trách nhiệm...) do người có thẩm quyền ký ban hành.
    - Người được ủy quyền, người được phân cấp, phân quyền có thể ủy quyền lại nếu văn bản ủy quyền, phân công, phân cấp ban đầu có quy định về việc ủy quyền lại hoặc phân công, phân cấp lại.
    Thân chào!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanbui211988 vì bài viết hữu ích
    haiquanbp (30/11/2021)
  • #511762   07/01/2019

    Theo tôi thì người được phân cấp và phân quyền thì các quyết định được phân cấp, phân quyền ký với vai trò là người ra quyết định (quyết định là của cục trưởng, lấy số, lấy dấu của cục);

    Còn ký theo ủy quyền thì quyết định ký vẫn là của người ủy quyền nơi ký thêm dòng thừa ủy quyền và con dấu phải phù hợp với cấp của người ủy quyền (cụ trưởng ký thừa ủy quyền của Bộ trương và quyết định vẫn là quyết định của Bộ trưởng và lấy số, dấu của Bộ)

     
    Báo quản trị |  
  • #511763   07/01/2019

    Người được phân cấp, phân quyền thì có thể ủy quyền lại, nhưng người được ủy quyền thì không được ủy quyền tiếp.

     
    Báo quản trị |  
  • #511987   10/01/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình bổ sung một số ý kiến

    - Phân quyền dưới hình thức Quyết định bổ nhiệm, 

    + Giới hạn trách nhiệm Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền

    +Lợi ích:

    1. Tăng thời gian cho nhà lãnh đạo

    2. Phát triển khả năng, lòng nhiệt tình/nhiệt huyết

    của cấp dưới

    3. Tăng chất lượng công việc

    4. Tăng quyền lực cá nhân  

    + Thời gian

    • Cấp dưới có  đủ thông tin, khả năng?

    • Cấp dưới có đủ nhiệt tình, quyết  tâm?

    • Khả năng phát triển của cấp dưới khi được giao việc?

    • Cấp dưới hiểu, có cùng cách suy  nghĩ và đánh giá vấn đề?

    • Có đủ thời gian để giao việc?

    - Ủy quyền dưới các hình thức Giấy ủy quyền, Hợp đồng ủy quyền, Quyết định ủy quyền

    + Giới hạn trách nhiệm: Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền

    + Lợi ích:

    1 Thời gian: Tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý

    2 Phát triển năng lực: Nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng) cho người được ủy quyền

    3 Sự tin tưởng: Thể hiện sự tin tưởng vào người được ủy quyền

    Nâng cao sự tự tin ở người được ủy quyền

    4 Sự cam kết: Nâng cao sự cam kết ở người được ủy quyền

    5 Thông tin: Quyết định được đưa ra, công việc được hoàn thành dựa trên nhiều thông tin hơn

    6 Hiệu quả: Công việc được hoàn thành với hiệu quả hơn

    7 Sự phối hợp: Tăng cường sự phối hợp giữa cấp trên và cấp dưới

    + Thời gian:

    • Nhân viên có đủ năng lực để hoàn thành công việc hoặc được tăng cường năng lực sau khi thực hiện công việc

    • Nhân viên có đủ thông tin để thực hiện công việc

    • Để tăng cường sự cam kết của nhân viên với tổ chức và với người quản lý

    • Để tăng cường sự chia sẻ các giá trị chung giữa nhân viên và người quản lý

     

     
    Báo quản trị |