Uỷ quyền lại trong pháp luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #498157 30/07/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Uỷ quyền lại trong pháp luật dân sự

    Trường hợp này của chị tôi ủy quyền cho người họ hàng đi làm giấy tờ đất hộ mình (có giấy ủy quyền). Tuy nhiên người này sau đó vì bận công việc nên lại ủy quyền cho người khác (không có chứng nhận gì hết) thì có hợp pháp không?

     

     

     
    15286 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    MayDuong (26/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498159   30/07/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2000)
    Số điểm: 14425
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 318 lần


    Chưa rõ nội dung "không có chứng nhận gì hết" mà chị nêu là như thế nào?

    Còn về mặt nguyên tắc quy định, căn cứ Điều 546 Bộ Luật dân sự 2015:

    Điều 564. Ủy quyền lại

    1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây: 

    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

    Như vậy, nếu việc ủy quyền lại tuân thủ quy định trên thì vẫn có hiệu lực.

     

     

    Cập nhật bởi linhtrang123456 ngày 30/07/2018 06:10:18 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #500011   18/08/2018

    Căn cứ theo Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì:

    Điều 564. Ủy quyền lại

    1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu

    Theo thông tin mà bạn cung cấp thì việc ủy quyền lần đầu là được lập thành Giấy ủy quyền tức là bằng văn bản do đó theo quy định trên thì việc ủy quyền lại phải được lập thành Giấy ủy quyền. Việc ủy quyền lại của người được ủy quyền lần đầu cho người được ủy quyền lại không có chứng nhận thì đồng nghĩa không có giấy tờ chứng minh dẫn đến việc ủy quyền này không có hiệu lực pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #500255   22/08/2018

    @baotoan2703 bác này tư vấn lỗi hơi nhiều nhé.

    Việc ủy quyền hay ủy quyền lại hầu hết đều không bắt buộc công chứng. Bạn cần chắc chắn 2 văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của BLDS, nhất là việc ủy quyền lại phải đáp ứng điều 564 BLDS như bác Linhtrang nói.

    Trên thực tế, các chuyên viên một cửa của cơ quan nhà nước hay yêu cầu văn bản ủy quyền phải công chứng mới nhận hồ sơ. Đa phần các quy định về thủ tục không quy định bắt buộc phải công chứng ủy quyền, nhưng để tránh rủi ro về người ký hồ sơ nên họ hay yêu cầu công chứng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500805   28/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 7 lần


    Việc ủy quyền này là hợp pháp khi thỏa yếu tố tại Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp của bạn thì rơi vào trường hợp bận công việc (sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được) thì được phép ủy quyền lại nhưng hình thức ủy quyên lại bạn đưa ra là đại khái như nói miệng "không có chứng nhận gì hết"  thì theo mình là việc ủy quyền lại này không hợp pháp lý do là hình thức không đảm bảo như việc ủy quyền ban đầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #500817   28/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Việc người họ hàng của chị bạn ủy quyền cho người khác thực hiện việc làm giấy tờ đất phải có sự đồng ý bằng văn bản của chị bạn. Và tốt nhất là văn bản ủy quyền này nên được công chứng để đảm bảo không phát sinh những tranh chấp về sau, quan trọng đất đai là tài sản có giá trị lớn mà là con người ai chã có lòng tham, từ đó dễ phát sinh tranh chấp sau này lắm. 

    Cập nhật bởi Mydung0407 ngày 29/08/2018 08:07:59 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #501036   30/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo quy định tại Điều 564 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về Hợp đồng ủy quyền lại như sau:
    " Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.”
    Để có thể thực hiện việc ủy quyền cho người khác thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
    - Thứ nhất: phải có sự đồng ý của bên ủy quyền
    - Thứ hai: Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
    Khi thực hiện việc ủy quyền cho người khác thì việc ủy quyền lại đó cần chú ý khi thực hiện việc hợp đồng ủy quyền như sau:
    - Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu;
    - Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhanhuynh1996 vì bài viết hữu ích
    Quan6789 (01/02/2021)
  • #581053   28/02/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1164)
    Số điểm: 8460
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Đồng tình với quan điểm việc ủy quyền lần đầu là được lập thành Giấy ủy quyền tức là bằng văn bản do đó theo quy định trên thì việc ủy quyền lại phải được lập thành Giấy ủy quyền. Việc ủy quyền lại của người được ủy quyền lần đầu cho người được ủy quyền lại không có chứng nhận thì đồng nghĩa không có giấy tờ chứng minh dẫn đến việc ủy quyền này không có hiệu lực pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581788   27/03/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Uỷ quyền lại trong pháp luật dân sự

    Điều 564. Ủy quyền lại

    1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây: 

    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

    Như vậy, việc ủy quyền lại phải được chị bạn đồng ý, ngoài ra ủy quyền lại không được vượt quá phảm vi ủy quyền ban đầu cũng như phải tuân thủ về hình thức ủy quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #581893   28/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Điều 564 có quy định về việc ủy quyền lại như sau
     
    1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
     
    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
     
    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
     
    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
     
    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu
    Như vậy, nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiên trên thì việc ủy quyền lại vẫn đúng pháp luật bạn nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #581965   29/03/2022

    Uỷ quyền lại trong pháp luật dân sự

    Theo quy định tại Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

    "1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu."

    Như thông tin bạn nêu thì chị bạn ủy quyền có giấy tờ cho người khác đi làm giấy tờ đất cho chị bạn nhưng nay người đó bận không đi được nên ủy quyền lại cho người khác có thể được nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định ở trên. Và nếu có ủy quyền lại phải có giấy tờ ủy quyền có công chứng theo đúng pháp luật thì mới có căn cứ pháp lý về sau này và đúng pháp luật.

    Nên tốt nhất bạn nên hỏi lại chị bạn về giấy tờ ủy quyền hoặc có thể ủy quyền lại cho một người khác do chính chị bạn ủy quyền lại và hủy tư cách ủy quyền của người bận để công việc được thuận lợi tránh các rủi ro không đáng có nha bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #591867   29/09/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1164)
    Số điểm: 8460
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Uỷ quyền lại trong pháp luật dân sự

    Liên quan đến ủy quyền làm nhà đất mình xin bổ sung thêm quy định trường hợp được ủy quyền làm thủ tục nhà đất, còn việc ủy quyền lần đầu là được lập thành Giấy ủy quyền tức là bằng văn bản do đó theo quy định trên thì việc ủy quyền lại phải được lập thành Giấy ủy quyền và phải được người lần đâu đồng ý.

    Bản chất việc ủy quyền làm thủ tục nhà đất là người có quyền sử dụng, định đoạt và chiếm hữu nhà đất trao quyền chuyển nhượng đất cho một người khác. Quyền chuyển nhượng này được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền làm thủ tục mua bán nhà đất.

    Việc ủy quyền để thực hiện làm thủ tục nhà đất được pháp luật quy định tại Khoản 1 điều 138 Luật Dân Sự năm 2015: Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    Và điều kiện để thực hiện việc ủy quyền cũng được quy định tại Điều 188 Luật Đất Đai 2013, cụ thể như sau:

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

    Theo đó, quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ cần: Có Giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp, đất không bị kê biên hay chuẩn bị thi hành án, đất đang trong thời hạn sử dụng thì sẽ được ủy quyền đứng tên làm thủ tục nhà đất.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/10/2022)
  • #592164   04/10/2022

    Uỷ quyền lại trong pháp luật dân sự

    Xin đóng góp ý kiến cho vấn đề của bạn. Mục đích của việc ủy quyền là giúp thực hiện công việc của bên ủy quyền. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc đã được giao phó. Trong trường hợp đó, pháp luật cho phép bên được ủy quyền thực hiện ủy quyền lại cho người khác. Khoản 1 của Điều 564 của BLDS năm 2015 có sự thay đổi mới so với quy định tại Điều 583 của BLDS năm 2005; đó là quy định  bổ sung thêm trường hợp cho phép ủy quyền lại là "trường hợp bất khả kháng" và bỏ trường hợp "hoặc pháp luật có quy định", Quy định mới của BLDS năm 2015 cho phép ủy quyền lại trong những trường hợp sau:

    - Có sự đồng ý của bên ủy quyền: đây là trường hợp có thể vì lý do chu quan mà bên được ủy quyền không thể thực hiện các công việc được bên ủy quyền giao phó, nhưng bên ủy quyền cũng không có điều kiện để ủy quyền cho người khác. Với trách nhiệm của mình, bên được ủy quyền giúp bên ủy quyền chọn một người khác đáng tin cậy để ủy quyền lại và được bên ủy quyền đồng ý.

    - Do điều kiện bất khả kháng  nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thông thường bên được ủy quyền sẽ khó có thể thực hiện được công việc của mình, trong trường hợp này bên được ủy quyền miễn trách nhiệm dân sự. Do đó, để đảm bảo lợi ích của bên có quyền bên được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác.

    Tuy nhiên, trong trường hợp này Điều luật không nói rõ trường hợp nào cần phải có sự đồng ý của bên được ủy quyền hay tất cả các trường hợp cả chủ quan và khách quan đều cần phải có sự đồng ý của bên ủy quyền. Giả sử trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng mà bên được ủy quyền không thể thông báo cho bên ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy quyền, bên được ủy quyền đã ủy quyền lại cho một người khác thực hiện công việc vì lợi ích của bên ủy quyền thì việc ủy quyền lại này có hiệu lực không?. Trường hợp này thì hợp đồng ủy quyền lại vẫn nên được chấp nhận thì mới đảm bảo mục đích và ý nghĩa của hợp đồng ủy quyền.

    Ngoài ra, pháp luật cũng không quy định rõ việc đồng ý của bên ủy quyền có cần thể hiện dưới hình thức văn bản hay không để tránh tranh chấp phát sinh trong thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #594908   30/11/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1164)
    Số điểm: 8460
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Uỷ quyền lại trong pháp luật dân sự

    Mình xin bổ sung vấn đề, đầu tiên Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
     
    Như vậy, bản chất của hợp đồng uỷ quyền là sự tự nguyện thoả thuận giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền, theo đó bên được uỷ quyền thay mặt, nhân danh bên uỷ quyền để thực hiện công việc do 2 bên thoả thuận mà sự thoả thuận đó không trái đạo đức xã hội, phù hợp với quy định của pháp luật
     
    Thứ hai, liên quan đến vấn đề ủy quyền lại: Đồng ý với mọi người viện dẫn quy định Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Ủy quyền lại
     
    1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
     
    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
     
    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
     
    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
     
    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
     
    Do đó, ngoài đảm bảo các quy định được liệt kê thì chú ý nhất vẫn là đáp ứng quy định Có sự đồng ý của bên ủy quyền. Chính vì vậy, pháp luật không có quy định cụ thể thế nào là đồng ý hay hình thức đồng ý của người ủy quyền, có rất nhiều những tranh chấp liên quan đến việc ủy quyền lại này. Có nhiều người ủy quyền thời điểm được thông tin về ủy quyền lại đã đồng ý nhưng không tiến hành lập văn bản. Nhưng sau khi có xảy ra tranh chấp thì bên thứ hai sẽ bị chịu hậu quả pháp lý nhiều rủi ro hơn khi không chứng minh được người ủy quyền đã đồng ý. Chính vì vậy nếu rơi vào trường hợp như thế này quan tâm là người ủy quyền đồng ý, lập bằng văn bản hoặc ghi âm, ghi hình về thực hiện ủy quyền này.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2022)