Ủy quyền ký kết hợp đồng kinh tế

Chủ đề   RSS   
  • #325348 28/05/2014

    Ủy quyền ký kết hợp đồng kinh tế

    Chào Luật sư,

    Luật sư tư vấn giúp, trường hợp Phó Giám đốc ký hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của Giám đốc phát sinh trong thời gian Giám đốc đi công tác thì các hồ sơ khác của hợp đồng đó (ví dụ: phụ lục hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu, thanh lý,...) phát sinh sau này (sau thời gian ủy quyền) Giám đốc ký hay người được ủy quyền phải ký tiếp?

     
    43719 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn capnuocgiadinh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/05/2020) TrongBinh1962 (08/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #325448   28/05/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Về câu hỏi của bạn Luật sư Ngô Thế Thêm trả lời như sau:

    Phó Giám đốc là người nhận ủy quyền hợp pháp của Giám đốc để ký kết hợp đồng kinh tế thì ngay trong Hợp đồng ủy quyền đã thể hiện rõ thời hạn ủy quyền (theo quy định tại Điều 582 Bộ luật Dân sự thì thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền). Do đó chỉ những công việc phát sinh trong thời hạn và hợp đồng phải còn thời hạn mới có thể thực hiện được, tuy nhiên việc ủy quyền đó có vượt quá phạm vi công việc, nội dung việc ủy quyền hay không còn phải tiếp tục xem xét.

    Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Dân sự về phạm vi đại diện theo ủy quyền thì việc đại diện theo ủy quyền sẽ được xác lập cụ thể tại Hợp đồng ủy quyền, người đại diện (người nhận ủy quyền) chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện.

    Trong trường hợp của bạn nếu Hợp đồng ủy quyền vẫn còn hiệu lực mà ngay trong chính hợp đồng ủy quyền nêu rõ người nhận ủy quyền được pháp ký các vấn đề phát sinh như bạn nói thì mới được ký, vấn đề nào không được liệt kê trong hợp đồng đều không được phép ký.

     

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #326531   04/06/2014

    casamia
    casamia

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy luật sư cho e hỏi, trong trường hợp ủy quyền vẫn còn hiệu lực, nhưng người ủy quyền (giám đốc) đã thay đổi thì ủy quyền có phải làm lại không ạ hay vẫn còn hiệu lực?

     
    Báo quản trị |  
  • #327162   08/06/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Đương nhiên là phải làm lại, vi đại diện là thay mặt người giám đốc cũ và nhân danh công ty.

    Giám đốc mới là người đại diện đương nhiên theo pháp luật nếu giám đốc không có uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để nhân danh công ty thực hiện việc theo uỷ quyền.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    casamia (10/06/2014)
  • #391268   09/07/2015

    trandinhchieu
    trandinhchieu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu giám đốc DNTN ủy quyền cho trợ lý Giám đốc một chi nhánh ký hợp đồng có đúng pháp luật không?

     
    Báo quản trị |  
  • #431844   26/07/2016

    Mình xin đóng góp một vài ý kiến theo câu hỏi của bạn như sau:

    Theo quy định, Người đại diện chỉ được thực hiện các hành vi pháp lý trong khuôn khổ phạm vi, thẩm quyền đã được xác lập trong hành vi ủy quyền (bằng văn bản là giấy ủy quyền). Công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền là ba yếu tố cơ bản tạo nên việc ủy quyền.

     Thứ nhất, Hợp đồng kinh tế là một giao dịch dân sự nó phát sinh và chấm dứt bởi đại diện hợp pháp của các bên. Như vậy, trong trường hợp của bạn ông PGĐ là đại diện ủy quyền của GĐ để thực hiện việc ký kết hợp đồng thông qua giấy ủy quyền được nêu trong phần phạm vi ủy quyền. Đối với các phát sinh sau này như ký kết phụ lục hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu, thanh lý…không có trong phạm vi ủy quyền thì ông GĐ là người đại diện hợp pháp ký.

    Thứ hai, “trong trường hợp ủy quyền vẫn còn hiệu lực, nhưng người ủy quyền (giám đốc) đã thay đổi thì ủy quyền có phải làm lại không ạ hay vẫn còn hiệu lực?”.

    Không nhất thiết phải phải làm lại và giấy ủy quyền đó vẫn còn hiệu lực, vì tại thời điểm đó ông GĐ cũ là người đại diện hợp pháp và có thẩm quyền xác lập ủy quyền cho người đại diện và việc này chấm dứt (tức hành vi ủy quyền chất dứt) được quy định tại điều 147, điều 148 của BLDS.

    Nếu như ông GĐ mới muốn xác lập ủy quyền mới thì phải xác lập việc hủy bỏ ủy quyền trước đây.

    Tóm lại, bạn không nhất thiết phải làm lại ủy quyền mới đâu nhé.

    VD: cho bạn dễ hiểu như GĐ cũ (đại diện hợp pháp) đã ban hành các quyết định, nội quy, quy chế, hợp đồng …mà đến nay vẫn có hiệu lực. Vì một lý do nào đó có GĐ mới (đại diện hợp pháp mới) thì các văn bản này hết hiệu lực và phải làm lại sao?.Mở rộng hơn nữa các văn bản pháp quy của Nhà nước khi CT, TTg, BT…ký giờ đã nghỉ thì hết hiệu lực sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #431914   27/07/2016

    Mình xin góp ý trả lời bạn trandinhchieu như sau:

    "Nếu giám đốc DNTN ủy quyền cho trợ lý Giám đốc một chi nhánh ký hợp đồng có đúng pháp luật không?"

    Trả lời:

    • Căn cứ vào điều 183, Luật doanh nghiệp2014 thì DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của DNTN là một cá nhân. Do đó, DNTN không có tư cách pháp nhân.
    • Căn cứ vào điều 139, BLDS thì:

    1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

    3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền.

    4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.

    5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này.

    Thì rõ ràng, ông GĐ DNTN là cá nhân và là đại diện theo pháp luật được phép “xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện” mà hiện nay luật pháp không quy định ông GĐ này không được phép. Hơn nữa tại điều 143 BLDS2004 quy định “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

    • Căn cứ vào điều 185, LDN2014 thì:

    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

    4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Do đó, ông GĐ DNTN có toàn quyền về hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả việc ủy quyền cho GĐ chi nhánh, nhân viên chi nhánh v.v (mà luật pháp không cấm)…để thay mặt mình tham gia vào giao dịch dân sự thông qua Hợp đồng ủy quyền/Giấy ủy quyền. Đồng thời, người được đại diện (ông GĐ DNTN) phải gánh chịu những rủi ro đối với phạm vi ủy quyền cho người đại diên.

     
    Báo quản trị |  
  • #431940   27/07/2016

    luatsuduong
    luatsuduong
    Top 500
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Nếu Giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng mà không ủy quyền gì khác ngoài nội dung trên thì sau khi ký xong là phó giám đốc hết quyền, các giao dịch sau đó thì giám đốc có thể tiếp tục thực hiện, vì ký hợp đồng thì chỉ diễn ra trong thời gian ngắn còn thực hiện hợp đồng có thể kéo dài hàng năm, có khi thay đổi mấy đời giám đốc, Nhưng quyền nghĩa vụ của công ty vẫn được xác lập thông qua người đại diện.

    Nói tóm lại việc phó giám đốc có được thực hiện các công việc sau khi ký hợp đồng hay không phải căn cứ vào nội dung ủy quyền.

     Một vài ý trao đổi cùng bạn có gì chưa rõ bạn có thể liên hệ với tôi theo thông tin sau để được tư vấn miễn phí.

    Luật sư Dương; điện thoại: 0972 975 749

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com