Uber taxi là hoạt động trung gian thương mại hay là hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng khách?

Chủ đề   RSS   
  • #447262 21/02/2017

    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Uber taxi là hoạt động trung gian thương mại hay là hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng khách?

    Ra đời vào năm 2009 tại Mỹ, Uber chính thức ra mắt lần đầu tiên tại San Francisco vào năm 2010. Uber giúp người có nhu cầu đi lại có thể tìm kiếm người lái xe nhàn rỗi hoặc người lái xe đi cùng tuyến đường để chia sẻ cước phí đi lại.

    Hoạt động của Uber taxi là hoạt động thương mại bởi có những đặc điểm chung của hoạt động thương mại: 1) có sự tham gia của thương nhân – công ty Uber. 2) Hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Công ty Uber hướng đến việc thu lợi nhuận từ bên vận chuyển trên mỗi giao dịch kết nối tài xế và khách hàng thành công theo ty lệ thỏa thuận trước, bên vận chuyển chở khách hướng tới mục tiêu lợi nhuận thu được từ cước phí vận chuyển. 3) Được thực hiện một cách độc lập, thường xuyên mà mang tính nghề nghiệp. 4) Đem lại nguồn thu nhập ổn định cho thương nhân thực hiện.

    Tuy nhiên, việc điều hành xe được thực hiện bởi thương nhân không sở hữu xe, không quản lý lái xe mà chỉ sở hữu ứng dụng công nghệ phụ vụ việc gọi xe. Vì vậy tồn tại hai quan điểm chính: Quan điểm thứ nhất cho rằng hoạt động Uber Taxi là hoạt động trung gian thương mại, quan điểm thứ hai lại xác định hoạt động này là hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng khách.

    Có nên xem đây là hoạt động trung gian thương mại. Bởi, về chủ thể thì trong hoạt động này tồn tại 3 chủ thể. Bên môi giới là công ty Uber – sở hữu ứng dụng có chức năng đặt lệnh, nhận lệnh và điều phối xe. Bên được môi giới có thể doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải hàng khác bằng xe taxi hoặc chủ sở hữu phương tiện, người được chủ sở hữu phương tiện giao quyền quản lý và sử dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải. Khách hàng là ngưới sử dụng ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động mà bên môi giới cung cấp để tìm kiếm bên vận chuyển phù hợp với yêu cầu. Trong mối quan hệ này bên vận chuyển (chủ sở hữu xe) và bên công ty độc lập với nhau và chủ sở hữu xe nhân danh chính mình tham gia vào giao dịch chứ không tham gia nhân danh công ty Uber. Về hình thức hợp đồng, đối với hoạt động Uber taxi hợp động cung ứng dịch vụ vận tải được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu, có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Đây là hình thức bắt buộc của giao dịch thương mại điện tử.

    Hơn thế nữa, dựa trên quy định tại các khoản 1,2,3 Điều 3 Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, khó đưa ra được căn cứ thuyết phục để chứng minh hoạt động kinh doanh của Uber Taxi là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe oto. Vì theo Nghị định này thì kinh doanh vận tải bằng oto gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và thu tiền không trực tiếp. Với hình thức này, chính tài xế mới là người cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí từ khách hàng. Uber taxi không thu cước phí vận tải từ khách hàng và cũng không thực hiện những công đoạn khác bên cạnh công đoạn vận tải. Vậy, hoạt động Uber taxi chưa thỏa mãn những đặc điểm của hoạt động kinh doanh vận tải bằng oto.

    Vậy, theo quan điểm của bạn thì xem hoạt động Uber Taxi là hoạt động trung gian thương mại hay là hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng khách?

    Cập nhật bởi HuynhVanLam610 ngày 21/02/2017 10:29:31 SA
     
    4197 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453706   17/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Grab, Uber thuộc loại hình kinh doanh nào?

    Grab và Uber là dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành hiện đang phát triển nhanh chóng và đã trở thành dịch vụ rất phổ biến ngày nay. Uber hoạt động tại Việt Nam được phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP. HCM cấp ngày 30/8/2014. 

    Cùng với sự phát triển đó, loại hình kinh doanh này cũng đã gây ra không ít tranh cãi cho nhà chức trách trong việc phân định Grab, Uber thuộc loại hình kinh doanh nào, thuộc thẩm quyền quản lý của ai. Cụ thể, mặc dù đây là một dịch vụ công nghệ nhưng lại ký kết với các chủ xe nhằm mục đích là dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi. Do đó, các xe ký kết với Grab và Uber phải đáp ứng các quy định đối với dịch vụ kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe taxi.

    Tuy nhiên, trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ có quy định đối với các loại xe hợp đồng dưới 10 chỗ thì không cần đăng ký danh sách hành khách và điểm đón trả khách. Chính điều đó đã khiến việc kiểm tra giám sát hoạt động đối với loại kinh doanh này thiếu chặt chẽ, vì đa phần loại ô tô Grab và Uber sử dụng là loại ô tô dưới 10 chỗ và dẫn đến việc số lượng ngày càng tăng lên của loại xe này.

    Ngoài ra cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho hình thức kinh doanh này, quản lý việc thu thuế, lộ trình, kiểm chất lượng phương tiện sử dụng,... 

    Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong đó sẽ sửa đổi một số vấn đề liên quan đến Grab, Uber, kinh doanh taxi, phù hiệu xe tải, xe hợp đồng

    (Theo Chinhphu.vn) 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (17/05/2017) thuychichu (18/05/2017)