Tỷ lệ thương tật 30,5%

Chủ đề   RSS   
  • #385075 26/05/2015

    nanasanyuto

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Tỷ lệ thương tật 30,5%

    Tỷ lệ thương tật là một dấu hiệu đặc trưng để xác định cấu thành tội phạm cơ bản và xác  định khung hình phạt của  các Tội gây thương tích.

     

    Điều 104 BLHS năm 1999 (2009) quy định tỷ lệ thương tật thành 03 mức khác nhau tương ứng với 03 khung hình phạt, gồm:

    Khung 1 : Tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% 

    Khung 2: Tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%  

    Khung 3: Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên

     

    Tỷ lệ thương tật được xác định bằng kết luận giám định của cơ quan giám định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giám định tỷ lệ thương tích

     

    Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định về nguyên tắc xác định tổn thương cơ thể thì :" Tỷ lệ % tổn thương cơ thể được xác định theo số nguyên. Khi tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị"

     

    Nghĩa là theo nguyên tắc giám định không cho phép kết luận giám định theo số lẻ như 30,5%... Do đó trường hợp cơ quan giám định kết luận giám định theo số lẻ trái với qy định của pháp luật về giám định bên phải được giám định lại 

    Cập nhật bởi nanasanyuto ngày 26/05/2015 08:36:37 SA
     
    3735 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #385090   26/05/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào bạn nanasanyuto

    Hình như Thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định thương tật do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, không liên quan đến thương tích theo quy định của luật hình sự.

    Cụ thể:

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thì:

    "Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
     
    1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người không vượt quá 100%.
     
    2. Mỗi tổn thương cơ quan của cơ thể và mỗi di chứng do tổn thương này gây ra chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp tổn thương cơ quan này nhưng gây biến chứng ở cơ quan thứ hai đã được xác định, thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do di chứng tổn thương trên cơ quan thứ hai.
     
    3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
     
    4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến hai chữ số. Ở kết quả cuối cùng làm tròn số để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
     
    5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể hoặc cơ quan cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với cơ quan hoặc bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
     
    Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
     
    6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của đối tượng giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT được quy định tại Thông tư này."
     
    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #385153   26/05/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nanasanyuto viết:

    Tỷ lệ thương tật là một dấu hiệu đặc trưng để xác định cấu thành tội phạm cơ bản và xác  định khung hình phạt của  các Tội gây thương tích.

     

    Điều 104 BLHS năm 1999 (2009) quy định tỷ lệ thương tật thành 03 mức khác nhau tương ứng với 03 khung hình phạt, gồm:

    Khung 1 : Tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% 

    Khung 2: Tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%  

    Khung 3: Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên

     

    Tỷ lệ thương tật được xác định bằng kết luận giám định của cơ quan giám định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giám định tỷ lệ thương tích

     

    Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định về nguyên tắc xác định tổn thương cơ thể thì :" Tỷ lệ % tổn thương cơ thể được xác định theo số nguyên. Khi tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị"

     

    Nghĩa là theo nguyên tắc giám định không cho phép kết luận giám định theo số lẻ như 30,5%... Do đó trường hợp cơ quan giám định kết luận giám định theo số lẻ trái với qy định của pháp luật về giám định bên phải được giám định lại 

    Chào bạn.

    Việc bạn cho là "kết luận giám định theo số lẻ trái với qy định của pháp luật về giám định bên phải được giám định lại " là có lý và phù hợp về mặt lý thuyết khi học luật !

    Tuy nhiên, trên góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự thì chưa hẳn đó là cách có lợi và chưa chắc được chấp nhận.

    - Nếu bảo vệ cho bị cáo thì lập luận là 30,5 là dưới 31% nên ở khung 1.

    - Nếu bảo vệ cho bị hại thì áp dụng quy định "Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị để làm tròn số là 31% nên ở khung 2."

    Lúc đó HĐXX sẽ quyết định là tiếp tục xử khung 1 hoặc khung 2 hay trả hồ sơ giám định lại.  

     
    Báo quản trị |