Tự ý lắp giá nóc ô tô có bị phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #616712 24/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần


    Tự ý lắp giá nóc ô tô có bị phạt không?

    Nhiều gia đình đi du lịch muốn lắp thêm giá nóc ô tô để có thể chở được nhiều đồ và tiện lợi hơn. Vậy có được tự ý lắp giá nóc ô tô không? Nếu lắp thì có bị phạt không?

    Có được tự ý lắp giá nóc ô tô không?

    Theo khoản 8 Điều 6 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 43/2023/TT-BGTVT quy định trường hợp lắp, thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ô tô con tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe. được miễn lập hồ sơ thiết kế.

    Đồng thời, theo phụ lục II Thông tư 08/2023/TT-BGTVT thì xe lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi giá để hàng, khoang hành lý không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy; mọt gỉ, thủng, rách; không chia khoang theo quy định.

    Như vậy, chủ xe muốn lắp giá nóc ô tô thì sẽ được miễn lập hồ sơ thiết kế nhưng phải lập hồ sơ cải tạo, đăng kiểm. Nếu giá lắp không đúng quy định thì sẽ bị từ chối đăng kiểm. Tức là sẽ không được tự ý lắp giá nóc ô ô.

    Tự ý lắp giá nóc ô tô bị phạt bao nhiêu?

    Theo khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    - Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

    - Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;

    - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

    - Đưa xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông;

    - Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe tham gia giao thông

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông.

    Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và tem kiểm định của phương tiện từ 1-3 tháng.

    Như vậy, tự ý lắp giá nóc ô tô có thể sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu nếu là cá nhân, từ 12 - 16 triệu nếu là tổ chức vì đã tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng của xe.

    Ngoài ra, việc tự ý lắp thêm giá nóc và chở đồ khi chưa được cho phép còn sẽ có thể bị phạt vì chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe.

    Chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe bị phạt bao nhiêu?

    Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    - Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;

    - Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật);

    - Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;

    - Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;

    - Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

    - Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;

    - Vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành khách;

    - Điều khiển xe vận chuyển hành khách không có nhân viên phục vụ trên xe đối với những xe quy định phải có nhân viên phục vụ;

    - Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách;

    - Điều khiển xe niêm yết hành trình chạy xe không đúng với hành trình đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

    - Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định;

    - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);

    - Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định;

    - Điều khiển xe taxi không sử dụng phần mềm tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định;

    - Điều khiển xe taxi sử dụng phần mềm tính tiền mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định.

    Như vậy, nếu tự ý lắp giá nóc ô tô và có thêm hành vi chở đồ vượt quá kích thước bao ngoài của xe thì sẽ còn bị phạt thêm từ 600 - 800 nghìn và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

     
    5377 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận