Tự ý đốt pháo đêm giao thừa, coi chừng bị xử lý hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #537144 11/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Tự ý đốt pháo đêm giao thừa, coi chừng bị xử lý hình sự

    Đốt pháo Tết, coi chừng bị xử lý hình sự

    Để thể hiện không khí tưng bừng chào đón một năm mới vào dịp Tết nguyên đán thì hằng năm có nhiều địa phương đã tổ chức chương trình bắn pháo hoa. Xong, không thể phủ nhận vẫn xuất hiện một số hành vi vận chuyển, mua bán pháo nổ, pháo hoa lậu để đốt nào ngày Tết. Vậy, theo quy định pháp luật hành vi tàng trữ, sử dụng pháp nổ bị phạt như thế nào?

    Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2009/NĐ-CP:

    “Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ”.

    Và Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

    Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
    1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
    2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
    3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
    4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

    Như vậy, việc sử dụng trái phép các loại pháo nổ, pháo hoa là hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy, hành vi đốt pháo hoa, pháo nổ chơi trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ đối mặt với việc bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi… mà xác định trách nhiệm pháp lý như sau:

    >>> Xử phạt hành chính

    Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

    Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm:


    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

    Theo đó, mức phạt cho hành vi đốt pháo dịp Tết bao gồm cả pháo hoa, pháo nổ có thể bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Với hành vi mua bán pháo trái phép xử phạt tối đa 10 triệu đồng.

    >>> Xử lý hình sự khi đốt pháo

    Hành vi đốt pháo trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

    Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    Ngoài ra, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán pháp trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tù chung thân theo quy định tại Điều 305 (sửa đổi, bổ sung 2017).

    Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
    c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
    d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    đ) Làm chết người;
    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;
    h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
    b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
    c) Làm chết 02 người;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
    b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
    c) Làm chết 03 người trở lên;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

    Nói thêm: Bán pháo bông qua dịp tết có vi phạm pháp luật không? 

    Khoản 4 điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, các loại pháo được sử dụng gồm: 

    “…Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ”.

    Như vậy, theo quy định trên thì pháo bông que thuộc loại pháo phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh, được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ và không gây ra tiếng nổ. Vì vậy, việc mua bán, sử dụng pháo bông que không vi phạm pháp luật.

     

     
    6386 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537149   11/01/2020

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Việc quy định là rất cụ thể, tác hại của việc sử dụng Pháo thì ai cũng biết nhưng cứ mỗi dịp tết, cưới hỏi, ... vẫn có hiện tượng sử dụng. Có thể nói chế tài chưa đủ mạnh nên "ý thức" chấp hành của người dân chưa cao, cần có những biện pháp tuyên truyền và mạnh tay hơn nữa với những vấn nạn này, ví như nghị định 100/2019 chẳng hạn, ai cũng sợ uống rượu bia mà ra đường 

     
    Báo quản trị |