Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #589486 10/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81065
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Vừa qua, trước khi giá xăng hạ nhiệt như hiện nay, hàng loạt các cửa hàng xăng dầu đã tự ý đóng cửa hay tự ý nâng cao giá thành khiến cho người dân hoang mang và bức xúc. Nỗi lo ấy chưa dừng lại, theo đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, việc giảm một nửa thuế suất nhập khẩu ưu đãi với xăng theo Nghị định 51/2022/NĐ-CP không giúp giảm giá xăng mà chỉ có ý nghĩa về mặt mở rộng, đa dạng nguồn cung. Vậy liệu hiện tượng sẽ lặp lại? Hình thức xử lý như thế nào?

    Theo báo VietNamNet, giá xăng dầu trong nước ngày mai (11/8) được dự báo sẽ giảm theo đà của giá xăng, dầu thế giới. Giá xăng có thể giảm hơn 1.000 đồng/lít, đưa giá xăng E5 RON 92 về mốc 23.500 đồng.

    Tại kỳ điều hành gần đây nhất (1/8), giá các mặt hàng xăng, dầu được điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm thêm 450 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 470 đồng/lít. Giá các loại dầu giảm mạnh hơn, lên tới 950 đồng/lít.

    Theo sự giảm mạnh của giá xăng, dầu thế giới nên các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong nước sắp tới được dự báo sẽ hạ nhiệt.

    Việc này là tin vui cho người dân, tuy nhiên, trước đó đã xảy ra rất nhiều vụ đóng cửa hay thông báo hết hàng của các cửa hàng xăng dầu nhằm “găm hàng” để chờ tăng giá bán lại khiến người dân lo lắng và đặt ra nghi vấn rằng “Liệu chuyện cũ có lặp lại?”

    1. Các cây xăng dầu có được tự ý đóng cửa?

    Lý do cho việc các cửa hàng xăng dầu tự ý đóng cửa được ghi lại như: không có đủ nguồn cung do lượng tiêu thụ xăng dầu của người dân hiện nay tăng cao, không có đủ nhân lực,…

    Tuy nhiên, trên thực tế được biết rằng nhiều cửa hàng xăng dầu vẫn còn hàng nhưng lại “găm hàng” đợi đến khi giá cao bán ra. Hành vi này làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân.

    Được biết, theo quy định của các đơn vị kinh doanh xăng dầu là bể chứa phải đủ dự trữ từ 20 đến 30 ngày nên sẽ không có chuyện cả loạt cây xăng dều hết hàng được. Thế nên, hành vi này cần điều tra, làm rõ và cần xử lý thật nghiêm theo quy định của pháp luật.

    Bởi lẽ xăng dầu là mặt hàng bình ổn, việc tự ý đóng cửa hay “găm hàng” nhằm trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật sẽ dẫn đến khan hiếm nguồn cung xăng dầu cho người dân.

    tu-y-dong-cua-cay-xang

    2. Hành vi “găm hàng” của cây xăng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Việc các cửa hàng xăng dầu tự ý đóng cửa, thông báo hết xăng để chờ tăng giá xảy ra khá nhiều vào đầu năm nay. Vậy chế tài nào dành cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đó? Hành vi ấy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ theo Khoản 4 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP thì các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đói với một trong các hành vi sau:

    - Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    - Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    - Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

    Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP cũng quy định rõ, thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản.

    Trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).

    Như vậy, việc các cửa hàng kinh doanh xăng dầu không được tự ý ngừng bán, đóng cửa khi chưa được Sở Công thương chấn nhận bằng văn bản.

    Cây xăng tự ý đóng cửa chờ tăng giá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 việc các cơ quan chức năng phát hiện cửa hàng xăng dầu vẫn còn xăng dầu nhưng mục đích “găm hàng” chờ tăng giá mà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ.

    Theo đó, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1.5 tỷ đồng;

    - Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

    Phạm tội trong trường hợp hàng hoá trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1.5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07-15 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

    Đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.

     
    626 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589494   10/08/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Bối cành nhu cầu của người dân tăng cao trong khi đó các nhà cung cấp cố tình không cung ứng chờ tăng giá là hành vi đáng lên án và xử lý theo pháp luật. Pháp luật nên có chế tài xử lý như vậy để đảm báo nguồn cung, phục vụ đẩy mạnh phát triển nền kinh tế sau đại dịch Covid 19

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhuuvi98 vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (10/08/2022)
  • #589500   10/08/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11313
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ. Qua bài viết mình đã hiểu được cơ quan quản lý, hoạt động của các cửa hàng xăng dầu và chế tài khi cửa hàng xăng dầu vi phạm quy định. Để đảm bảo không diễn ra tình trạng còn hàng nhưng treo biển hết hàng nhằm mục đích găm hàng đợi giá lên thì mình cho rằng nên có đoàn kiểm tra việc này để đảm bảo các cửa hàng không vi phạm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #589501   10/08/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả,

    Đầu năm 2022, giá xăng liên tục tăng cao và chạm nốc trong lịch sử, tình trạng kham hiếm thì giá tăng cũng là điều lẽ phải, tuy nhiên nhiều cây xăng lợi dụng điều đó để thực hiện các hành vi găm hàng, ôm hàng không bán để đợi giá tăng cao lên để trục lợi bất chính. Vì thế các cơ quan cần có những biện pháp cứng rắn hơn để xử lý những hành vi trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantrungnghia99 vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (10/08/2022)
  • #589511   10/08/2022

    Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền, phạt tù.

    Cụ thể, phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    Phạm tội trong trường hợp hàng hoá trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1,5-5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7-15 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

    Đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 300 triệu - 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1-3 năm.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/08/2022) xuanuyenle (10/08/2022)
  • #589519   10/08/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ.

    Tại Điều 32 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định hành vi găm hàng, cụ thể như sau:

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:

    a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;

    b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;

    c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;

    d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:

    a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;

    b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;

    c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;

    d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.

    4. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

    Theo đó, khi có hành vi găm hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền thấp nhất từ 5.000.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật hoặc tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/08/2022)
  • #589522   10/08/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Tự ý đóng cửa chờ tăng giá, cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả. Theo quy định tại khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định rõ, thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu chỉ được ngững bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng như cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nổ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng. Như vậy, việc tự ý đóng cửa xăng dầu sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |