Tự ý bán tài sản thừa kế kiện đòi như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #558632 26/09/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Tự ý bán tài sản thừa kế kiện đòi như thế nào?

    Di sản - Ảnh minh họa

    Di sản - Ảnh minh họa

    Trong thực tế trong quá trình phân chia tài sản do chưa hoàn tất thủ tục mà những người nhận thừa kế có thể thõa thuận người quản lý đối với di sản đó. Vậy nếu trong thời gian quản lý di sản mà người quản lý di sản tự ý bán đi di sản mà không có bất kỳ thõa thuận nào đối với  những người thừa kế khác thì những người bị ảnh hưởng quyền lợi đó phaitr làm như thế nào?

    Tự ý bán tài sản thừa kế có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

    Theo quy định tại Điều 616 Bộ luật Dân sự về Người quản lý di sản thì:

    Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

    Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

    Bên cạnh đó, tại Điều 617 Bộ luật Dân sựu về Nghĩa vụ của người quản lý di sản cũng có quy định:

    - Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

    - Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

    - Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

    ====>>> Có thể thấy nếu người đang được giao quản lý di sản tự ý bán tài sản thừa kế là trái với quy định của pháp luật. Và người này có nghã vụ phải giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế.

    Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thừa kế thuộc sở hữu của mình

    Căn cứ Điều 166, Điều 170 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu có quyền sau đối với tài sản của mình

    Quyền đòi lại tài sản

    - Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

    - Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

    Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

    Bằng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo Điều 164 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

    - Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

    - Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Vậy thủ tục yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản như thế nào?

    Từ những căn cứ trên những người thừa kế hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục yêu cầu tòa án buộc người có hành vi bán đi di sản phải trả lại di sản cho người thừa kế hợp pháp. Căn cứ theo Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm Chương VII Khởi kiện và thụ lý vụ án Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    Đơn khởi kiện

    – Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của khách hàng đến Tòa án. Với tính chất là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét quyết định thụ lý vụ án dân sự, vì vậy, đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung.

    – Đơn khởi kiện phải được làm (theo mẫu) đúng theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    – Hình thức, nội dung đơn khởi kiện và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 2 và Điều 5 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối tối cao.

    – Đơn khởi kiện cần có những nội dung chính như sau:

    + Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

    + Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

    + Tên, nơi cư trú, làm việc của bạn (người khởi kiện).

    + Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nên ghi cả số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử, nếu có).

    + Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    + Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

    + Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

    Tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

    – Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, CMND, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi (nếu có) để xác định diện và hàng thừa kế;

    – Di chúc (nếu có);

    – Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

    – Bản kê khai các di sản;

    – Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

    – Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường (nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản (nếu có);

    Gửi đơn khởi kiện đến tòa

    Người có quyền khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.

    Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chi tiết xem tại đây.

    Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 26/09/2020 04:38:05 CH
     
    848 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2020) ThienAnhHoa (26/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận