Chào bạn, Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng chống ma túy năm 2000 sửa đổi bổ sung 2008 về trường hợp cai nghiện bắt buộc như sau:
"1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.”
Như vậy các trường hợp bắt buộc cai nghiện đó là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định.
Với trường hợp của anh bạn, trước tiên bạn cần đưa anh đến bệnh viện để xét nghiệm chứng minh anh bạn có bị nghiện.Sau đó yêu cầu UBND xã can thiệp vào việc giáo dục anh bạn tại nơi cư trú để tự cai nghiện, nếu không khắc phục được thì sẽ thuộc vào trường hợp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc theo Điều 28 trên.
Sau đó bạn có thể gửi yêu cầu đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, kèm theo kết quả xét nghiệm, Quyết định của UBND xã về việc giáo dục tại nơi cư trú nhưng vẫn còn nghiện đến Chủ tịch UBND cấp huyện nơi anh bạn cư trú. Khi đócấp huyện sẽ xem xét và giải quyết đưa anh bạn vào trại cai nghiện bắt buộc.
Về hồ sơ của việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc anh xem giúp em tại Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-BCA anh nhé.
“Điều 5. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, gồm có:
a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) có xác nhận của thủ trưởng cơ quan Công an nơi lập hồ sơ. Trường hợp có căn cứ cho rằng người vi phạm cố tình che giấu lý lịch của bản thân thì cơ quan lập hồ sơ lập danh, chỉ bản của người vi phạm kèm theo Bản tóm tắt lý lịch;
b) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc của người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ.
d) Bản sao Giấy chứng nhận đã chấp hành xong Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn (theo mẫu số MGCN01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP) đối với trường hợp đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2016/NĐ-CP) hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định gồm có:
a) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này;
b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP về tình trạng nghiện hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
c) Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định;”