Tư vấn thừa kế và đất hương hỏa

Chủ đề   RSS   
  • #525317 08/08/2019

    Tư vấn thừa kế và đất hương hỏa

    Thông tin chung: Cụ KB có 6 người con, 4 trái 2 gái, trong đó có một con trai (G) hy sinh năm 1979, các con còn lại đã có gia đình riêng (con lớn nhất là 82 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi, đất ơ nông thôn) . Cả hai cụ KB đều mất năm 1982, khi mất cụ có nhà ở trên mảnh đất 120 m2, hai cụ không để lại di chúc gì về đất đai (nhà đã tháo dỡ do mối mọt, vì không có người sử dụng). Ông con cả (C) từ năm 1971, 1972 đã được 2 cụ cho một mảnh vườn đã xây nhà và có GCNQSDĐ về tên ông C. Một con là liệt sỹ đã hy sinh năm 1979, liệt sỹ có vợ nhưng không có con, vợ đã đi lấy chông và được giao mảnh đất 280 m2 làm nhà ở, đã xây tường nhưng do hy sinh vợ đi lấy chồng nên công trình để nguyên trạng (đất và tường xây dơ dang) không có di chúc để lại. Đến năm 1985 khi nhà nước cấp GCN quyền sử dụng đất thi cấp cả 2 mảnh đất trên đều lấy về tên liệt sỹ (G). Đến nay ông T là em liệt sỹ G (đang hưởng ché độ thờ cúng liệt sỹ) muốn sang tên mảnh đất của liệt sỹ G về ông T, khi làm thủ tục vướng mắc ông T có đơn kiến nghị nên được Thanh tra huyện kiểm tra, kết luận thu hồi GCNQSDĐ mang tên ông G, lý do ông G hy sinh năm 1979 nhưng năm 1985 còn cấp GCNQSDĐ là không đúng và yêu cầu chính quyền địa phương (xã) cùng gia đình giải quyết và định đoạt 2 mảnh đất nêu trên để có cơ sở cấp lại GCNQSDĐ. Đến nay khi xác định 2 mảnh đất trên, có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau, bởi vậy.Tôi xin hỏi và tư vấn một số nội dung sau:

    1/ Quyền thừa kế của 2 mảnh đất trên có được có tách ra đất của liệt sỹ và đất của các cụ riêng để xác định quyền thừa kế hay cả 2 mảnh đất là một?

    2/ Mảnh đất của liệt sỹ và đất của các cụ để lại thì xử lý thế nào? những ai được hưởng quyền thừa kế?

    3/ Cả 2 mảnh đất trên đều không có di chúc để lại, chưa có nhà để thờ cúng, vậy đất này có được gọi là đất hương hỏa hay không? để xác định là đất hương hỏa thì phải làm thế nào? những ai có quyền để thống nhất là đất hương hỏa và nêu được thống nhất là đất hương hỏa có nhất thiết phải đứng tên nhiều người trong GCNQSDĐ hay cử một người đại diện quản lý để thờ cúng? người đứng tên quản lý đất hương hỏa có nghĩa vụ về việc xây dựng, tôn tạo nới thờ cúng hay các thành viên phải đóng góp để xây dựng nơi thờ cúng?

    4/ Ông C đã được các cụ KB cho mảnh đất vườn để làm nhà ở và được cấp GCNQSDĐ hiện nay là thực tế, tuy nhiên không có di chúc để lại thì ông C có được hưởng quyền thừa kế của 2 mảnh đất trên nữa không?

    5/  Hiện tại ông C trên 70 tuổi, trí nhớ và thần kinh không ổn định, tuy nhiên vơ ông C vẫn còn minh mẫn vậy vơ ông C hay các con ông C được tham gia việc đàm phán với tư cách là người có quyền thừa kế để thống nhẩt định đoạt 2 mảnh đất nếu trên?

    6/ Ông C cách đây 10 năm khi ông còn minh mẫn, ông đã ký văn bản định đoạt 2 mảnh đất trên cho một người, nay thần kinh ông không ổn định, nay các con của ông muốn thay đổi ý trí của ông C (đã ký trước đây) có được chấp nhận và đúng pháp luật hay không?

    7/ Ông G là liệt sỹ không có con, vợ đi lấy chồng, ông T (nêu trên) là em trai đã được mọi người trong gia đình thống nhất cho hưởng chế độ thờ cúng liệt sỹ, vậy ông T có quyền gì về mảnh đất của liệt sỹ hoặc đất của liệt sỹ hiện nay những người nào được quyền tham gia phán quyết...? 

    Xin trân trọng cảm ơn./

     

     
    2661 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thucthanhtracp vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.