Tư vấn nhập hộ khẩu

Chủ đề   RSS   
  • #88207 14/03/2011

    hanbangnhi

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tư vấn nhập hộ khẩu

    Chào luật sư!

    Gia đình tôi có 3 anh chị em nhưng đều đi làm ở xa nhà, hiện mẹ tôi đã già và đang ở một mình. Mẹ tôi muốn nhận cháu gái làm con nuôi (Tức là con của em gái mẹ tôi), vậy chúng tôi phải làm những thủ tục gì để có thể cho em ấy được nhập khẩu trong gia đình tôi.

    Trường hợp nhập khẩu thì khi thừa kế tài sản hoặc hưởng các chế độ chính sách (nếu có) em ấy có ngang quyền như chúng tôi hay không?

    Mong sớm nhận được hồi âm từ phía luật sư! Tôi xin chân thành cám ơn!
     
    14147 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #88219   14/03/2011

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Trường hợp nhập khẩu bạn đến công an quận, huyện nơi mẹ bạn ở hỏi. Họ sẽ cho các mẫu khai... để làm thủ tục.
    Nếu mẹ bạn nhận làm con nuôi thì theo qđ của pháp luật con nuôi, con đẻ đều là hàng thừa kế thứ nhất. Tức ngang quyền với các bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #88238   14/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào hanbangnhi

    #d8d8d8;">Trường hợp nhập khẩu thì khi thừa kế tài sản hoặc hưởng các chế độ chính sách (nếu có) em ấy có ngang quyền như chúng tôi hay không?

     Trường hợp của bạn tôi xin bổ sung thêm như sau:

    Khi thừa kế tài sản thì nếu người để lại di chúc không để lại phần di sản thừa kế cho bé này thì bé này sẽ không được hưởng di sản. Trừ trường hợp bé này thuộc đối tượng chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì được hưởng 2/3 một xuất thừa kế theo pháp luật. (Điều 669 BLDS năm 2005).

      Nếu người để lại di sản không để lại di chúc, các chế độ chính sách em ấy sẽ có quyền như bạn. Không phân biệt con đẻ con, nuôi.


     Bạn xem thêm hướng dẫn của dinhhainhat nhé!

     Chúc bạn vui vẻ!

     Trân trọng!
     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #88259   14/03/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn:

    Việc nhập hộ khẩu cho cháu gái của mẹ bạn, không phụ thuộc vào người đó có phải là con nuôi hay con ruột.
    Về vấn đề thủ tục nhập khẩu, chúng tôi có thể hướng dẫn chung như sau:
    Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

    a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

    b) Bản khai nhân khẩu;

    c) Giấy chuyển hộ khẩu
    đ) Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

    e)Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

    f) Nếu là con nuôi thì phải có quyết định công nhận việc nuôi con nuôi
    Bạn cần có thể liên hệ trực tiếp với công an cấp quận, huyện (hoặc thị xã) để được biết thêm thông tin chi tiết.


    Việc nhập hộ khẩu thì không ảnh hưởng gì đến việc hưởng thừa kế tài sản của gia đình bạn hoặc các chế độ chính sách mà nhà nước cấp cho gia đình bạn (chứ không phải cấp cho hộ, vd: chính sách dành cho hộ nghèo khác với chính sách cho gia đình có công với cách mạng)

    Tuy nhiên, việc mẹ bạn nhận cháu ruột làm con nuôi thì có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thừa kế của gia đình bạn/ vì khi này gia đình bạn có thêm một suất được hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất rối đấy.

    Bạn có thể tham khảo thêm tại: http://www.phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/tra-loi-phap-luat/to-tung-dan-su/MKYPNP033445/
    Thân.

     

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #88724   17/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


      Thân chào kienanls

    #c6d9f0;">Tuy nhiên, việc mẹ bạn nhận cháu ruột làm con nuôi thì có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thừa kế của gia đình bạn/ vì khi này gia đình bạn có thêm một suất được hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất rối đấy.


     Như vậy cũng chưa chắc, vì biết đâu người để lại di sản có di chúc, và di chúc này không có phần của người con nuôi này?

     Thì người con nuôi này chưa chắc được hưởng di sản.

     Thân!








    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #88761   17/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    khacduy25 viết:
      Thân chào kienanls
    #c6d9f0;">Tuy nhiên, việc mẹ bạn nhận cháu ruột làm con nuôi thì có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thừa kế của gia đình bạn/ vì khi này gia đình bạn có thêm một suất được hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất rối đấy.
     Như vậy cũng chưa chắc, vì biết đâu người để lại di sản có di chúc, và di chúc này không có phần của người con nuôi này?
      Thì người con nuôi này chưa chắc được hưởng di sản.

     Thân!


    Chào khacduy25!

    Mình thấy bên trên bạn đã nói đúng khi viện dẫn điều 669 BLDS rồi.

    Sao ở đây bạn lại nói chưa chắc nữa thế? Dù người để lại di sản có để di chúc hay không và nội dung di chúc này như thế nào đi chăng nữa thì người con nuôi (thuộc hàng thừa kế thứ nhất này) vẫn được hưởng một phần di sản theo điều 669 rồi  trừ khi người con này đã trên 18 tuổi, có khả năng lao động.....còn gì mà chưa chắc nữa hả bạn?

    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #89348   20/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào hanghell

     Ý mình ở  đây, chưa chắc là sự phản bác lại ý kiến của kienanls

    kienanls viết:
     
    #c6d9f0;">Tuy nhiên, việc mẹ bạn nhận cháu ruột làm con nuôi thì có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thừa kế của gia đình bạn/ vì khi này gia đình bạn có thêm một suất được hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất rối đấy.


     Như vậy, nếu người để lại di sản mà để lại di chúc với toàn bộ di sản cho cháu gái này, thì cháu gái này hưởng toàn bộ, nếu không ai trong gia đình nữa được hưởng theo điều 669.

     Như vậy chưa chắc ở đây ý mình là bé gái này chưa chắc sẽ được hưởng thừa kế hàng thứ nhất, khi bé gái được di chúc toàn bộ di sản.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #89364   20/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Chào #ff8c00;">khacduy25, bạn cứ nói vòng vo rồi bạn sẽ bị lạc lối đấy. Để trả lời câu hỏi "#00b050;">khi thừa kế tài sản hoặc hưởng các chế độ chính sách (nếu có) em ấy có ngang quyền như chúng tôi hay không?", thì tôi nghĩ câu trả lời là CÓ. Vì sao có? Vì dựa vào chữ "ngang quyền".

        Rồi sau đó, nếu muốn thì chia trường hợp ra trả lời:

        1. Trường hợp thừa kế có di chúc: người được hưởng di sản sẽ tùy thuộc vào nội dung di chúc, nhưng lưu ý trường hợp quy định tại Điều 669 BLDS. 

        2. Trường hợp thừa kế không có di chúc: sẽ phân chia di sản theo quy định về thừa kế theo pháp luật (theo hàng thừa kế) quy định tại BLDS và các văn bản liên quan.

       Vài dòng trao đổi. Thân.  

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #89380   20/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào chị Maiphuong5

     Mấy bài viết trước của em, cũng nói lên điều chị phân tích rồi.

     Chúc chị vui vẻ!

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |