hunglaw123 viết:tranh chấp trên hoàn toàn có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu như 2 bên nhất tri dưa vụ việc ra hội đồng trọng tài xét xử vì thực chất đây là một tranh chấp dân sự giữa công ty tổ chức sự kiện và khách hàng, căn cứ pháp lý về thẩm quyền trọng tài dựa trên luật bảo vệ người tiêu dùng và luật trọng tài
ở tình huống 2 theo mình cty đã không vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng bởi
quan hệ được xác lập giữa công ty và khách hàng là quan hệ hợp đồng được thể hiện qua tấm vé
nếu chứng minh được sự kiện bất khả kháng sảy ra khiến cho cty không thể hoàn thành nghĩa vụ với khách hàng và bất khả kháng lúc này có hiệu lực để bỏ qua nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng và đương nhiên lúc này công ty tổ chức sự kiện phải chứng minh
rằng các biện pháp hợp lý đã được thực hiện (tùy theo hoàn cảnh) để giảm thiểu sự chậm trễ hay các tổn thất phát sinh ra từ các sự kiện
Điều 38. Hiệu lực của điều khoản trọng tài
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận. Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Đọc điều này xong nghĩ tới chiếc vé. Bình thường thì trên vé làm gì có điều khoản thỏa thuận nếu tranh chấp sẽ giải quyết tại trọng tài đâu. Mà theo điều 38, thỏa thuận trọng tài phải có trước khi giao kết và được đưa vào hợp đồng. Có lẽ tình huống này phải chia thành các trường hợp.
Còn việc quy định sự kiện bất khả kháng kia, mình thấy quy định tại điểm a khoản 1 điều 16 Luật BVQLNTD 2010, nhưng phân vân vì trường hợp bất khả kháng nên muốn tham khảo ý kiến các bạn. Thanks bạn nhé :D