Tư vấn giúp về Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn !

Chủ đề   RSS   
  • #381586 03/05/2015

    Tư vấn giúp về Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn !

    Chị Huỳnh Thị Mai làm việc trong 1 Công ty Cổ phần với thời hạn hợp đồng lao động 3 năm ( từ ngày 01/6/2008 đến ngày 31/5/2011). Trong quá trình làm việc chị Mai được Công ty cho đi đào tạo một khóa học thời gian 6 tháng, toàn bộ chi phí 150 triệu đồng do Công ty trả. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, chị được nhiều doanh nghiệp, khác mời về làm việc với mức lương cao hơn thế. Vì thế, ngày 31/01/2011, Chị Mai làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn vì lý do gia đình gặp khó khăn, nhà chị ở rất xa nên không thể tiếp tục làm việc. Công ty không đồng ý nên đã khởi kiện đến Tòa án, yêu cầu Tòa án buộc chị Mai phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo và các khoản khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu thu được, Tòa án đã xác định chị Mai mua 1 căn hộ chung cư sống cùng chồng và 2 con cách Công ty 3 km nên Tòa án đã chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty, yêu cầu chị Mai bồi thường cho Công ty theo quy định của pháp luật. 

    Cho tôi hỏi có căn cứ nào để Tòa án xác định Công ty thắng kiện không ? Các khoản bồi thường nào cho Công ty mà chị Mai phải chịu ?

     
    2997 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #381654   04/05/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Thứ nhất, về việc chấm dứt hợp đồng lao động

    Theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2012: Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Với quy định nêu trên, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng quy định theo điều 37 và nếu vi phạm thời hạn báo trước thì người lao động  có nghĩa vụ phải bồi thường cho công ty bạn một khoản tiền tương ứng với tiền lương những ngày không báo trước và phải hoàn trả chi phí đào tạo theo quy định tại điều 62 BLLĐ.

    Thứ hai: Về hợp đồng đào tạo

    Điều 62 Khoản 2 Bộ luật Lao động 2012 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề, như sau:

    “2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Nghề đào tạo;

    b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

    c) Chi phí đào tạo;

    d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

    đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động”.

    Như vậy, trong hợp đồng đào tạo nghề được ký kết giữa công ty và người sử dụng lao động phải thể hiện nội dung về phương thức đào tạo, thời hạn cam kết làm việc, trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Theo thông tin bạn nêu, không Biết trong hợp đồng có nêu rõ như vậy không, nếu nêu rõ thì Người lao động phải bồi thường cho công ty bạn

    Thứ ba: Về việc trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo và mức bồi thường:

    Theo Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

    3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”.

    Như vậy, bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động không làm việc theo cam kết với Công ty. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo nghề dựa trên các chi phí thực tế.

    Trên đây là một vài trao đổi với bạn

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi Anlhk33-DLU ngày 04/05/2015 10:29:25 SA Lỗi

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    hoangan233 (04/05/2015) hoanganh9350 (04/05/2015)