Chào
hanghell, thử phân tích từng khoản nhé
1. Đây có phải là NLĐ đơn phương chấm dứt HĐ hay không ?
Theo tôi thì không. Dấu hiệu của NLĐ đơn phương chấm dứt HĐ là một lá đơn/thư thông báo (hoặc xin phép, bởi vì nhiều NLĐ vẫn quen với việc xin cho) gửi cho NSDLĐ trong đó xác định rõ ngày gửi đơn, ngày chấm dứt, và thêm lý do nếu là HĐ xác định thời hạn. Ở bài tập này chưa thấy rõ ý thông báo đơn phương này của NLĐ, vì chưa có ngày chấm dứt.
Nếu đây được xác định là trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì anh này ko được TCTV và phải bồi thường lại cho cty 1/2 tháng lương.
2. Đây có phải là trường hợp sa thải của cty hay không ?
Theo tôi cũng là không. Để sa thải thì cty phải tổ chức họp hội đồng kỷ luật, phải có thông báo đến NLĐ, v...v...
Nếu cty A sa thải anh B vì lý do này thì phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định ở điều 42 LLĐ.
3. Đây có phải là trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐ hay không ?
Có những dấu hiệu cho thấy việc này, trước hết là việc NLĐ viết đơn xin nghỉ, và chờ ý kiến của cty. Có thể coi đây là đề nghị chấm dứt HĐ từ phía NLĐ. Tuy nhiên từ phía cty chưa thấy có ý kiến đồng ý cũng như không đồng ý.
Nếu hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì anh này được TCTV.
Do vậy ở bài tập này theo tôi cho tới đoạn cuối thì HĐLĐ vẩn chưa chấm dứt về thủ tục. Như vậy hai bên cần ngồi lại với nhau để quyết định cách chấm dứt HĐLĐ này. Tuy vậy trong trường hợp này khả năng bảo vệ quyền lợi cho anh B không nhiều. Chỉ cần bên cty A gửi 1 cái thư bảo đảm cho anh B với nội dung yêu cầu anh này tới làm việc, nếu ko làm việc thì coi như anh B đơn phương chấm dứt HĐLĐ => anh B buộc phải tới làm thôi.