Tư vấn cách tính lãi chậm đóng BHXH

Chủ đề   RSS   
  • #465577 25/08/2017

    Tư vấn cách tính lãi chậm đóng BHXH

    Chào luật sư! Công ty chúng tôi trả lương cho người lao động vào ngày cuối tháng, theo luật bảo hiểm xã hội sau 30 ngày sẽ tính lãi, vậy luật sư cho tôi hỏi Công ty tôi trả lương vào ngày cuối tháng ví dụ tháng này là tháng 7 đến 8 tây tháng 8 bảo hiểm xã hội sẽ thông báo số tiền để Công ty tôi đóng bảo hiểm cho người lao động vậy đến 30 tháng 8 Công ty tôi sẽ đóng tiền bảo hiểm cho cơ qua bảo hiểm xã hội. Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu đóng như vậy có bị tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội hay không? theo luật bảo hiểm xã hội thì để sau 1 tháng kể từ ngày quá hạn nộp bảo hiểm xã hội. vậy sau một tháng đó là bao lâu ví dụ của tháng 7 đến 30 tháng 7 phải nộp hay sau. hay đến khi có thông báo mới bị tính lãi, cám ơn luật sư

     
    4579 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465647   26/08/2017

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn!

    Theo quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của BHXH Việt Nam, tại:

    Điều 37. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

    1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.

    2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

    3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

    Lcđi = Pcđi x k (đồng)           (1)

    Trong đó:

    * Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

    * Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

    Pcđi = Plki - Spsi (đồng)           (2)

    Trong đó:

    Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

    Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

    + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

    + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

    * k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

    - Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

    - Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm rước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

    Ví dụ 12: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng:

    Doanh nghiệp B đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2016 Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; trong đó: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 2/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2016 là 20.000.000 đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bình quân năm 2016 là 6,39%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 6,5%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN như sau:

    Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN kbhxh = 2 x 6,39%/12= 1,0650%

    Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT kbhyt = 2 x 6,5%/12 = 1,0833%

    Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với Doanh nghiệp B tại thời điểm ngày 01/3/2016 như sau:

    Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 1.065.000 đồng [(200.000.000 đồng - 100.000.000 đồng) x 1,0650%]

    Tiền lãi chậm đóng BHYT là 162.495 đồng [(35.000.000 đồng - 20.000.000 đồng) x 1,0833]

    Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu đối với doanh nghiệp M tại thời điểm tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng (1.065.000 đồng + 162.495 đồng).

    BẠn tham khảo và căn cứ để tính lãi suất cho đơn vị mình.

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    Baluan1104 (28/08/2017)
  • #465804   28/08/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Trả lời ngắn gọn để bạn dễ hình dung là nếu tiền đóng BHXH của tháng 7 được đơn vị chuyển đóng trong vòng từ ngày 01 đến 30/8 thì không bị tính lãi chậm đóng. Cơ quan BHXH họ không quan tâm việc đơn vị trả lương vào thời điểm nào cả.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    Baluan1104 (28/08/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Âu Quang Phục

Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...