Căn cứ Điều 35 Luật viên chức năm 2010 quy định về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng:
“1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, khi bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị đã cử mình đi học thì phải đền bù chi phí đào tạo vì trước đó đơn vị này đã thanh toán chi phí để bạn đi học và bạn chưa đáp ứng được thời gian cam kết làm việc sau khi được đào tạo tại đơn vị đó.
Khoản 3 Điều 34 Luật viên chức năm 2010 quy định về trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức:
“ 3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.”
Và Điều 35 Nghị định 29/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật viên chức năm 2010 quy định:
“Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.”
Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời gian đi đào tạo bạn được đơn vị hỗ trợ 700 000 đồng/tháng và bạn phải tự nộp học phí. Khi hoàn trả chi phí đào tạo thì bạn chỉ phải trả những khoản do đơn vị hỗ trợ phục vụ cho khóa học (không bao gồm lương và các khoản phụ cấp) theo quy định tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;